【bảng xếp hạng rennes gặp fc nantes】Chăm sóc trẻ tự kỷ: Hơn cả yêu thương
Cô giáo dạy học và rèn các kỹ năng cho trẻ khuyết tật,ămsoacutectrẻtựkỷHơncảyecircuthươbảng xếp hạng rennes gặp fc nantes trẻ mắc chứng tự kỷ tại Trường giáo dục chuyên biệt Bình Minh
Tìm vào thế giới của con
Chị Võ Trúc Phương ở ấp Suối Đôi, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, năm nay 28 tuổi. Cũng như nhiều người mẹ khác, những đứa con lần lượt ra đời trong tình yêu thương của gia đình. Thế nhưng, từ lúc 15 tháng tuổi, Trần Hiếu Nhân - đứa con thứ 2 của chị - đã có những biểu hiện khác thường so với bạn bè cùng trang lứa. Thấy con có dấu hiệu bất thường như: chậm nói, nghịch nhiều, đi nhón chân, không sợ đau, không tập trung… chị đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) khám và kết quả con mắc chứng tự kỷ. “Con tôi dường như có một “thế giới” khác. Mỗi khi con cáu, ăn vạ… tôi cũng không hiểu con muốn và cần gì. Chồng và những người thân thì không tin. Tất cả đều cho rằng, cháu bình thường và lớn lên sẽ tự khắc hết, không ai đồng hành với tôi lúc đó” - chị Phương tâm sự. Và chị bắt đầu quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn các thông tin về tự kỷ.
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển sức khỏe bền vững (VietHealth), chị Phương càng có động lực để tiếp sức cho con, chị mạnh dạn bước vào thế giới của con. Kiên trì thực hành các bài học từ VietHealth, dần dần chị có thể hiểu những từ ngữ, hành động của con. Đến nay, sau 2 năm được can thiệp kịp thời, Nhân đã tiến triển tốt hơn. Các dấu hiệu của trẻ tự kỷ còn nhưng với chị Phương như vậy đã là hạnh phúc. Chị Phương, vui mừng: “Tôi không đặt niềm tin quá nhiều vào con, chỉ mong trong quá trình khôn lớn, con trở thành đứa trẻ bình thường đã là hạnh phúc”.
Còn chị V.T.Q.N ở phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, có 2 người con sinh đôi và cùng mắc chứng tự kỷ khi 18 tháng tuổi. Nhớ lại hành trình “cùng con”, chị N cho biết: Trong 20 dấu hiệu của trẻ tự kỷ, con tôi có 16 dấu hiệu. Ngay sau khi có kết quả, tôi đưa bé xuống các trung tâm lớn ở TP. Hồ Chí Minh để can thiệp sớm. Bản thân tôi lúc đó cũng sắp xếp thời gian để được các chuyên viên tâm lý hướng dẫn kỹ năng sẵn sàng bước vào thế giới của các con. Hiện nay, 2 con của chị đã bước sang tuổi thứ 10, có tiến triển tốt, đang theo học tại Trường giáo dục chuyên biệt Bình Minh (phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài). “Làm mẹ một đứa trẻ bình thường đã khó, làm mẹ của con mắc chứng tự kỷ lại khó trăm, vạn lần. Không có tình yêu thương trọn vẹn, không chịu bước vào “thế giới” của con thì sẽ không hiểu được con muốn và cần gì. Cái cần nhất là người mẹ và những người thân phải trọn vẹn yêu thương” - chị N chia sẻ.
“Yêu thương thay vì sợ hãi và chối bỏ”
Đó là chia sẻ của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Quỳnh Dung, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý Tâm Bình An (TP. Đồng Xoài). Chị Dung cho biết: Bất cứ cha mẹ nào khi nghe con mắc chứng tự kỷ đều tỏ ra lo lắng, buồn bã, đau khổ, khủng hoảng và khó chấp nhận. Tuy nhiên, như thế là phản khoa học và vô tình làm hại con. Thay vì ép con phải hòa nhập vào thế giới của mình, cha mẹ nên hòa vào thế giới của con, yêu cái con yêu và cả những ngớ ngẩn, kỳ quặc của con… “Chấp nhận con bằng tất cả sự yêu thương và bao dung thay vì sợ hãi và chối bỏ. Có vậy, trẻ mới cảm thấy an toàn và có sự gắn kết, tương tác với những người xung quanh” - thạc sĩ Nguyễn Quỳnh Dung nhấn mạnh.
Tại Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung chưa có một con số thống kê về số lượng trẻ tự kỷ. Tuy nhiên với tình yêu thương và đồng cảm, nhiều cơ sở giáo dục, trường chuyên biệt đã mở ra, trở thành “mái nhà chung” cho trẻ có những khuyết tật.
Trường giáo dục chuyên biệt Bình Minh có 56/156 học sinh là trẻ mang trong mình chứng tự kỷ. Trở thành điểm tựa của nhiều phụ huynh, từ Ban giám hiệu trường đến các cô giáo nơi đây luôn trau dồi kỹ năng, kiến thức để mỗi trẻ khi đến đây đều cảm nhận được sự yêu thương và thấu hiểu. Cô Trần Thị Thùy Trang, tốt nghiệp Khoa Giáo dục đặc biệt, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và có kinh nghiệm đứng lớp 3 năm tại trường này. Cô Trang cho biết: Trẻ khuyết tật, đặc biệt là chứng tự kỷ sẽ rất thiệt thòi so với những bạn cùng trang lứa. Khi đến đây, mỗi em có một tình trạng khác nhau. Chính vì vậy, dù trong lớp hay các hoạt động ngoài trời, tôi luôn dành thêm thời gian để quan tâm và chú ý nhiều đến các em. Có như vậy, các em mới cảm nhận được sự an toàn, thoát dần khỏi thế giới của mình và hòa đồng cùng bạn bè.
Hiện cũng có nhiều cơ sở giáo dục hướng đến việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ tự kỷ. Ngoài ra, còn có các tổ chức xã hội hoạt động với phương châm hướng đến một cuộc sống tốt đẹp và tươi sáng hơn cho trẻ khuyết tật nói chung cũng như tự kỷ nói riêng. Các cơ sở giáo dục này dù hoạt động với quy mô lớn hay nhỏ đều hướng đến mục tiêu chung, đó là mang lại ánh sáng, niềm tin cho những bậc cha mẹ. Để họ có quyền được tin vào sự thay đổi và trưởng thành của con như bao đứa trẻ cùng trang lứa.
相关推荐
- Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- Những lưu ý khi đi xe đạp điện dưới mưa
- 5 mẫu ô tô điện giá trên 1 tỷ đồng
- Những mẹo hay giúp đi xe điện lâu hết pin nhất
- Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- Cách xử lý xe máy điện bị ngập nước, chết máy trong ngày mưa
- Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa
- 8 mẫu ô tô điện phân khúc dưới 1 tỷ đồng ở Việt Nam, VinFast áp đảo