【bảng xếp hạng giải vô địch bô đào nha】Ngành Hải quan định danh 300 hành vi vi phạm trong thực thi công vụ

时间:2025-01-10 07:46:54 来源:88Point

Hải quan

Cán bộ Cục Hải quan Bắc Ninh đang kiểm tra trên hệ thống quản lý hải quan. Ảnh: Tú Anh

Định danh cụ thể các hành vi vi phạm của CBCC

Tổng cục Hải quan đã ban hành Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý,ànhHảiquanđịnhdanhhànhviviphạmtrongthựcthicôngvụbảng xếp hạng giải vô địch bô đào nha kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Hải quan tại Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26/9/2018 (QĐ 2799). Đây là quy chế lần đầu tiên ngành Hải quan Việt Nam xây dựng và thực hiện. Hiện nay chưa có bất kỳ bộ, ngành nào xây dựng và áp dụng quy chế tương tự.

Là đơn vị trực tiếp xây dựng, ông Lương Hải Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra (Tổng cục Hải quan) cho biết, quy chế này xây dựng dựa trên việc tổng kết, đánh giá, kế thừa các văn bản trước đây, tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và căn cứ yêu cầu thực tế của ngành Hải quan.

"Nội dung của quy chế đã cụ thể hóa các quy định của pháp luật, đảm bảo thuận lợi cho việc thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ cương, kỷ luật và phòng, chống tiêu cực trong ngành Hải quan, loại bỏ thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, phục vụ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Qua đó CBCC hải quan sẽ nhận thức rõ ràng hơn tính tuân thủ, chuyên nghiệp trong thực thi công vụ và những điều mà mình không được làm”, ông Hưng nhấn mạnh.

Theo đó, quy chế này đã được Tổng cục Hải quan lấy ý kiến rộng rãi trong toàn ngành, gồm 4 chương, 41 điều. Đặc biệt, tại Chương III có 19 Điều (từ Điều 20 - Điều 39) và 18 phụ lục kèm theo đã quy định cụ thể chi tiết hành vi vi phạm và hình thức xử lý của CBCC, người lao động hải quan được định danh 300 hành vi vi phạm. Tùy theo tính chất mức độ, quy chế cũng quy định chế tài xử lý đối với từng hành vi vi phạm tương ứng.

Ví dụ, Điều 20 quy định xử lý, kỷ luật đối với vi phạm về kỷ cương, kỷ luật, quy tắc ứng xử với 4 mức kỷ luật gồm: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức, cách chức, buộc thôi việc (Khiển trách trong trường hợp người vi phạm một trong 5 nhóm hành vi sau gây hậu quả ít nghiêm trọng như tự ý phát ngôn làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân, của ngành. Cảnh cáo đối với một trong các trường hợp như mang mặc trang phục hải quan khi ăn, uống ở hàng quán...).

Quy chế cũng quy định rõ các hành vi vi phạm, hình thức xử lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ và công việc cụ thể (từ Điều 22 đến Điều 39) gồm: Kiểm soát hải quan và điều tra chống buôn lậu; kiểm tra sau thông quan; quản lý rủi ro; kiểm định hải quan; thanh tra, kiểm tra nội bộ...

Đối tượng điều chỉnh rộng và toàn diện

Vụ Thanh tra - Kiểm tra cho biết thêm, quy chế này có sự khác biệt đối với quy chế được ban hành theo Quyết định số 2435/QĐ-TCHQ (QĐ 2435) trước đây của Tổng cục Hải quan về đối tượng điều chỉnh và căn cứ để áp dụng hình thức kỷ luật.

Theo đó, tại QĐ 2435 chỉ điều chỉnh hành vi của công chức mà không điều chỉnh hành vi của viên chức; trong khi đó, QĐ 2799 điều chỉnh hành vi của công chức, viên chức, người lao động trong ngành hải quan. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của quy chế này rộng và toàn diện hơn.

Tại QĐ 2435, căn cứ để áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức tham mưu và thừa hành trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hải quan đối với “Hành vi vi phạm trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ hoặc đề xuất công việc được giao gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản Nhà nước” được quy định dựa theo mức tiền để xử phạt.

Ví dụ, từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì khiển trách; từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng thì cảnh cáo đến hạ bậc lương; trên 100 triệu đồng thì buộc thôi việc. Đồng thời, tại QĐ 2435, căn cứ để áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo đối với “Phê duyệt, xử lý công việc mà mình được giao phụ trách gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản Nhà nước” được quy định: Từ 10 triệu đồng đến dưới 40 triệu đồng thì khiển trách; từ 40 triệu đồng đến dưới 80 triệu đồng thì cảnh cáo đến hạ bậc lương...

Theo Vụ Thanh tra – Kiểm tra, việc quy định như trên là chưa thống nhất. Công chức là lãnh đạo phê duyệt, xử lý gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản Nhà nước cũng do công chức thừa hành hoặc tham mưu đề xuất, trình lên, trong khi đó mức tiền quy định lại chênh lệch thì rất khó để xử lý. Việc căn cứ vào định mức số tiền gây thất thu, thất thoát tiền thuế, tài sản Nhà nước cũng thiếu căn cứ pháp lý. Qua nghiên cứu, tham khảo thì không có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào dùng căn cứ này để xử lý hành vi vi phạm.

Để khắc phục hạn chế trên, QĐ 2799 đã quy định việc áp dụng hình thức xử lý, kỷ luật đối với hành vi vi phạm căn cứ vào mức độ, hậu quả của hành vi đó gây ra, cụ thể: Hành vi vi phạm không gây hậu quả; gây hậu quả ít nghiêm trọng; gây hậu quả nghiêm trọng; gây hậu quả rất nghiêm trọng; hành vi vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Việc áp dụng các căn cứ nêu trên, cơ quan hải quan đã dựa vào nội dung quy định tại Điều 6 Quyết định số 102/QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc xử lý kỷ luật Đảng viên.

Bên cạnh đó, việc xác định tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm gây ra cũng được quy định tại Điều 7 QĐ 2799. Đây cũng là căn cứ xuyên suốt để xử lý các hành vi vi phạm của CBCC trong ngành Hải quan.

"Sau khi ban hành quy chế, Tổng cục Hải quan (Vụ Thanh tra - Kiểm tra) vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các vướng mắc để điều chỉnh cho phù hợp", ông Hưng nhấn mạnh./.

Khánh Linh

推荐内容