【keo 188】Không chủ quan với dịch sốt xuất huyết
Vùng nguy cơ cao không xảy ra SXH
Bác sĩ CK II Lê Đình Thao,ôngchủquanvớidịchsốtxuấthuyếkeo 188 Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) thị xã Hương Trà thông tin, tình hình dịch bệnh trên địa bàn hiện nay không đáng quan ngại. Những ngày nắng nóng vừa qua, tại BV thị xã, tỷ lệ các bệnh về tiêu hóa, tiêu chảy có tăng so với bình thường từ 20 - 25%, riêng SXH chỉ xuất hiện rải rác vài trường hợp do vãng lai từ nơi khác đến. Những địa phương nguy cơ xảy ra SXH cao, như Tứ Hạ, Hương An, Bình Thành, Bình Điền... thời điểm này đều ổn định nhờ thực hiện tốt phương châm phòng là chính.
Thông tin từ các TTYT Hương Thủy, Phong Điền, Phú Vang... trung bình mỗi tháng chỉ xuất hiện vài trường hợp SXH. Tuy vậy, cán bộ Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV các đơn vị đã phối hợp với trạm y tế, y tế thôn đến đẩy mạnh công tác phòng ngừa và xử lý bệnh SXH tận gia đình. Ngoài biện pháp phun thuốc diệt muỗi, khử khuẩn ở các khu vực tiềm ẩn nguy cơ, cán bộ y tế cùng người dân tiến hành diệt loăng quăng, bọ gậy và tư vấn cho học sinh, gia đình, cộng đồng biết cách phòng bệnh, hạn chế thấp nhất sự lây lan của bệnh.
Tại xã Vinh Hưng (Phú Lộc), hai năm trước chỉ trong một tuần lễ vào dịp hè đã xuất hiện hàng chục trường hợp mắc SXH. Nguyên nhân do nơi đây là khu vực trung tâm ở khu 3 Phú Lộc, mùa hè bà con xa quê trở về mang theo mầm bệnh làm lây lan trong cộng đồng. Vào đầu mùa hè năm nay, với sự quan tâm của ngành y tế tỉnh, huyện, cán bộ trạm y tế xã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, khoanh vùng khống chế triệt để, không để dịch SXH xảy ra trên địa bàn.
Không chủ quan
Bác sĩ CKI Cao Thuyết, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền cho biết, dù từ đầu năm đến nay trên địa bàn chỉ có 6 trường hợp mắc SXH nhưng thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng thường có mưa chiều tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có SXH. Mặt khác, tại khu vực vùng đồi, như Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Xuân... đang là thời điểm vào vụ sản xuất, nhiều người đi làm rừng rất dễ bị mắc các bệnh do muỗi truyền. Trong khi nhiều người dân chưa thực sự quan tâm các biện pháp phòng bệnh, một số hộ còn để nước đọng lâu ngày trong các vật dụng gia đình hoặc các chén bát chứa mủ cây cao su... Những yếu tố này là môi trường thuận lợi để muỗi truyền bệnh sinh sôi, phát triển, tiềm ẩn xảy ra SXH rất cao.
“Mặc dù tình hình bệnh SXH ổn định, nhưng không vì thế mà chúng tôi có thể chủ quan. Lãnh đạo UBND, TTYT huyện rất quan tâm đến công tác này và ưu tiên toàn lực cho việc giám sát và kiểm soát dịch trên địa bàn. Anh em về cơ sở liên tục, cùng với lực lượng ở các trạm y tế, mạng lưới y tế thôn, bản đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống dịch SXH” . Bác sĩ Thuyết nói.
Trước nguy cơ bùng phát dịch SXH ở nhiều tỉnh, thành hiện nay, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh có công văn yêu cầu các địa phương vào cuộc để giám sát, phòng ngừa.
“Tất cả phải chủ động trong mọi tình huống để kịp thời ứng phó khi dịch bệnh xảy ra. Vấn đề này không riêng ngành y tế mà các cấp ngành, đoàn thể xã hội cùng chung tay với người dân phòng, chống dịch bệnh, giúp mọi người biết cách bảo vệ bản thân, cộng đồng. SXH là bệnh lưu hành, khi đã có trường hợp mắc bệnh, cần cẩn trọng để giảm thiểu tối đa sự lây lan và nhiễm bệnh chéo mới khống chế được”, PGS. TS. Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh chia sẻ.
Minh Văn
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/538f799332.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。