Hiện nay, cả nước có hơn 600 tổ chức KH &CN công lập, trong đó, trong tổng số 585 tổ chức KH & CN công lập có báo cáo (388 tổ chức thuộc các bộ, ngành và 197 tổ chức thuộc địa phương) có 228 tổ chức thuộc các bộ, ngành (chiếm tỷ lệ 72%) và 39 tổ chức thuộc các địa phương (chiếm tỷ lệ 20%) đã được phê duyệt Đề án thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH &CN công lập. Còn lại 160 tổ chức thuộc các bộ, ngành (chiến tỷ lệ 28%) và 158 tổ chức thuộc các địa phương (chiến 80%) đang xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án. Các tổ chức có khả năng tự chủ cao chủ yếu tập trung ở các bộ, ngành và thường là các tổ chức nghiên cứu ứng dụng, có nhiều kết quả KH &CN có thể ứng dụng, chuyển giao và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, việc thực hiện chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức tự trang trải kinh phí theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH & CN công lập còn diễn ra rất chậm, không đạt được mục tiêu đề ra. Hiện nay, các DN KH &CN ở Việt Nam được thành lập theo các hình thức sau: Thành lập mới các DN KH &CN; Công nhận các DN hiện đang hoạt động là DN KH &CN nếu các DN này đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Và hình thức thứ ba đó là, chuyển đổi các tổ chức KH &CN công lập sang hoạt động theo mô hình DN. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, cho đến nay số lượng các DN KH &CN nói chung, số lượng các DN KH &CN được chuyển đổi từ các tổ chức KH &CN nói riêng còn rất hạn chế. Con số thống kê gần đây nhất do Tổng cục Thống kê đưa ra đó là đến cuối năm 2008 cả nước mới chỉ có 150 DN hoạt động trong lĩnh vực KH &CN. Trong số 150 DN đó, chủ yếu là DN vừa và nhỏ hoặc DN siêu nhỏ (chiếm 95%) với 142 DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, 101 DN có quy mô lao động dưới 10 người. Đơn cử tại Bộ Công Thương, đã có 3 Viện được chuyển đổi hoạt động theo mô hình DN KH &CN như: Công ty TNHH một thành viên Viện Kinh tế- Kỹ thuật thuốc lá, hoạt động thí điểm theo mô hình Công ty TNHH một thành viên theo Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 5-9-2006 của Thủ tướng Chính phủ. Công ty TNHH một thành viên Viện máy và dụng cụ công nghiệp. Năm 2002, Viện được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thí điểm theo mô hình công ty mẹ- con và Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyết định chuyển đổi Công ty sang mô hình công ty cổ phần. Và Công ty TNHH Viện Công nghiệp giấy và xenluylo được chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH hai thành viên theo quyết định của Tổng công ty giấy Việt Nam. Vẫn còn nhiều khó khăn về vốn, về khấu hao tài sản và xác nhận quyền sử dụng và quyền sở hữu kết quả KH &CN, tuy nhiên đã có nhiều thuận lợi trong quá trình chuyển đổi từ tổ chức KH &CN công lập sang mô hình DN KH &CN. Có thể kể ra đó là những ưu đãi về việc sử dụng các kết quả KH &CN; ưu đãi về thuế TNDN; vay vốn; ưu đãi trong hoạt động nghiên cứu KH và phát triển công nghệ; ưu đãi về sử dụng đất... Ví dụ về thuế TNDN, các DN KH &CN được hưởng chế độ miễn, giảm thuế TNDN như DN đầu tư vào khu CN cao nếu tỷ lệ doanh thu từ việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả KH &CN trên tổng doanh thu của DN trong năm thứ nhất đạt từ 30% trở lên, năm thứ hai đạt từ 50% trở lên và từ năm thứ ba trở đi đạt từ 70% trở lên. Theo ông Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, để đẩy nhanh việc chuyển đổi các tổ chức KH &CN công lập sang mô hình DN, cần đẩy mạnh việc chuyển đổi tổ chức KH &CN sang hoạt động theo hình thức tự trang trải kinh phí theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH &CN công lập; Đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển DN 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH &CN công lập; hỗ trợ trong việc tạo lập thị trường các sản phẩm 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH &CN công lập đi kèm các giải pháp về vốn. Minh Anh |