Trình bày về các vấn đề môi trường trước các ý kiến đánh giá,đãchuyểntriệuUSDbồithườngsựcốmôitrườtyso tyle phản biện của các ĐB về những bất cập, hạn chế, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết quản lý môi trường là lĩnh vực rất rộng, có tính kinh tế, chính trị và hội nhập sâu sắc. Cho đến nay, các chủ trương, chính sách pháp luật, văn bản pháp lý về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường đã khá đầy đủ, đồng bộ. Việc thực thi pháp luật có nhiều tiến bộ nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn, dẫn tới tình hình ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên… nghiêm trọng.
Để khắc phục những vấn đề này, Bộ trưởng đưa ra các giải pháp lớn cho thời gian tới bao gồm: thực hiện theo chủ trương, đường lối mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra; thứ hai rà soát chủ trương, chính sách và pháp luật, thực hiện chặt chẽ, minh bạch và công khai; thứ ba là tăng hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách pháp luật về tài nguyên môi trường.
Đối với các giải pháp cấp bách trước mắt cho môi trường, Bộ trưởng cho biết sẽ khẩn trương rà soát, nâng cấp tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam ngang tầm với các nước khu vực, đồng thời rà soát các dự án, khu vực ô nhiễm nặng hoặc có khả năng gây ô nhiễm trên toàn quốc. Theo đó, Bộ đang tiến hành thanh tra toàn diện kể cả công tác quản lý các cấp và việc chấp hành, tích cực cải cách bộ máy hành chính, áp dụng công nghệ tiên tiến trong tài nguyên, hoàn thiện hệ thống quan trắc tự động kết nối, hội nhập sâu rộng với thế giới, ký kết các cam kết về môi trường, quản lý tài nguyên nước xuyên quốc gia.
Về tình hình đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng cho biết đã có kịch bản ứng phó, huy động sự hỗ trợ của quốc tế và phê duyệt kế hoạch, quy hoạch để tạo sự thích ứng biến đổi khí hậu và sinh kế cho người dân.
Liên quan đến Formosa, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết đã tiến hành các bước xử lý. Tính đến ngày 28/7, Formosa đã thực hiện cam kết, chuyển số tiền bồi thường ban đầu là 250 triệu USD (trên tổng số tiền bồi thường là 500 triệu USD).
Tới đây, Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ tiến hành xử lý vi phạm hành chính với Formosa, cụ thể là 53 vi phạm. Bước đi tiếp theo là khắc phục những vi phạm và hoàn thiện các hệ thống, từ nước thải, hệ thống xả thải, xây dựng hệ thống quan trắc trực tuyến; đánh giá mức độ ô nhiễm và hệ suy thoái môi trường biển.
Dự kiến ngày 15/8 tới, sẽ thông qua hội đồng các nhà khoa học để đánh giá về mức độ ô nhiễm và đưa ra giải pháp cụ thể để khắc phục, phục hồi hệ sinh thái môi trường.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo bộ xây dựng dự án giám sát và quan trắc chất lượng môi trường biển toàn miền Trung, mở rộng ra Thanh Hoá, từ đó chủ động cung cấp thông tin đến người dân và giám sát hoạt động DN trên toàn địa bàn. Cùng với đó, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong dự án hỗ trợ người dân sẽ có phương án sử dụng kinh phí bồi thường để phục hồi sinh thái biển.
"Sự cố Formosa sau khi xảy ra đã đặt ra một tiền lệ mới trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đặc biệt, liên quan đến vấn đề quy chuẩn, đánh giá tác động môi trường, các quy trình giám sát, cũng như việc thanh tra kiểm tra", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói./.
H.Y