【ngoại hạng nam phi】Chưa rõ trách nhiệm tại 5 đại dự án ngàn tỷ thua lỗ
Để không còn bản danh sách đau lòng
Là người đầu tiên chất vấn,ưarõtráchnhiệmtạiđạidựánngàntỷthualỗngoại hạng nam phi Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hòa Bình) đã thẳng thắn đặt câu hỏi: “Đâu là trách nhiệm của cơ quan quản trị, quản lý nhà nước và đâu là giải pháp để khắc phục tình trạng đầu tưcủa doanh nghiệpnhà nước để không lặp lại tình trạng con voi chui lọt lỗ kim như bấy lâu?”.
Hiểu mong muốn làm rõ các nguyên nhân, tồn tại, bất cập và các bài học kinh nghiệm từ 5 đại dự ánnày, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, các dự án như Sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên, Đạm Ninh Bình… đều đã được phê duyệt đầu tư và triển khai trong thời gian rất dài so với thời hạn.
Nhà máy Đạm Ninh Bình đã đi vào vận hành, nhưng chưa thể quyết toán dự án. Ảnh: Đ.T |
Trong phần giải trình của mình, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu ra những nguyên nhân khách quan, như thị trường thế giới có biến động mạnh đã tác động trực tiếp tới hiệu quả của các dự án như sản xuất xơ sợi, đạm hay ethanol bởi không cạnh tranh được.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng chỉ ra những bất cập trong quá trình triển khai, dẫn tới xảy ra thua lỗ kéo dài, như năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong phê duyệt báo cáo khả thi, tổ chức thực hiện đầu tư, giám sát nhà thầu… thậm chí, không loại trừ hiện tượng cố tình vi phạm các quy định quản lý của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Người đứng đầu Bộ Công thương cũng cho biết, đang cùng các bộ, ngành nỗ lực bằng nhiều cách không để thất thoát vốn nhà nước và làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan. “Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Tài chínhđã tiến hành thanh tra, kiểm toán, Bộ Công thương sẽ tổng hợp báo cáo Chính phủ với từng trường hợp cụ thể và báo cáo lại Quốc hội vào kỳ họp tới”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay.
Cho rằng Bộ trưởng “đã trả lời rất trôi chảy và nhiều thời gian, nhưng lại mới giải quyết được một vấn đề”, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đã nhắc lại yêu cầu làm rõ “trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các bộ, ngành đã làm rõ đến đâu khi dự án được thực hiện bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”.
Trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Tuấn Anh cũng cho hay, phải tiếp tục có thời gian để hoàn tất công việc, xử lý triệt để và dứt điểm, đồng thời “xin phép trong các kỳ họp sau sẽ báo cáo tiếp các dự án này khi có kết luận”.
Điều dễ nhận thấy trong phiên chất vấn sáng 15/11 là tinh thần không thỏa hiệp của các đại biểu trước sự lãng phí đầu tư, kém hiệu quả của 5 đại dự án trên. Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu trong phần phát biểu của mình đã thẳng thắn đề nghị cho biết: “Còn bao nhiêu dự án khác có sự thất bại như 5 dự án trên và liệu các kỳ họp sau có bản danh sách khác làm đau lòng như của các siêu dự án kém hiệu quả được nhắc tới hiện nay hay không?”
Chia sẻ tâm tư này, đại biểu Hoàng Văn Cường đặt vấn đề, dự án tư nhân thất thoát thì các cá nhân khuynh gia, bại sản, đi tù, vậy những dự án công gây lãng phí, thua lỗ, thì những người đệ trình dự án, tham gia thẩm định, tổ chức thực hiện trách nhiệm ra sao? “Không chỉ ra được trách nhiệm thì vẫn còn tình trạng ăn mừng khi dự án được phê duyệt và khi dự án đổ bể lại có những đàn kền kền ăn xác chết kéo đến”, đại biểu Cường nhận xét.
Cũng rất tâm trạng với thực tế thua lỗ lớn và kéo dài tại nhiều dự án được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước, đại biểu Nguyễn Anh Trí đặt câu hỏi: “Có nên thay đổi cách thức hiện nay không khi đưa dự án cho doanh nghiệp nhà nước triển khai là thua lỗ, là thất thoát?”.
Không biếu thị trường màu mỡ cho nước ngoài
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, một câu chuyện khác cũng được rất nhiều đại biểu nhắc tới là việc bảo hộ hợp pháp, hợp lý ra sao để Việt Nam không trở thành thị trường của hàng hóa nước ngoài trong tiến trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ. Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đang tồn tại những bất hợp lý với một số ngành sản xuất trong nước khi thuế suất thuế nhập khẩu hàng nguyên chiếc bằng 0%, trong khi thuế suất nhập khẩu các linh phụ kiện để lắp ráp mặt hàng đó lại cao hơn. Điều này cũng diễn ra ở ngành sản xuất phân bón, khi miễn thuế giá trị gia tăng đầu ra với phân bón, khiến doanh nghiệp không thể khấu trừ thuế VAT đầu vào.
“Đề nghị cho biết quan điểm của Bộ Công thương và chính sách của Chính phủ về bảo hộ hợp pháp, hợp lý trên các mặt thị trường, sản xuất và người tiêu dùngnội địa để tránh việc nước ta trở thành thị trường béo bở của hàng Trung Quốc kém chất lượng, hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN tràn vào, bóp chết doanh nghiệp trong nước?”, ông Nghĩa tâm tư.
Vấn đề này nhận được chia sẻ từ đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa khi nói về thực trạng nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, máy nông nghiệp nhỏ từ Trung Quốc, hay nhập khẩu một số sản phẩm nông sản, nông nghiệp mà trong nước đã sản xuất được, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp trong nước thời gian tới. “Phải chăng, chúng ta thiếu chiến lược gia về sản xuất hàng tiêu dùng, máy nông nghiệp và nên chăng phải đẩy mạnh việc người Việt Nam dùng hàng Việt Nam?”, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa đặt vấn đề.
Dẫn chứng vụ kiện cá tra, cá ba sa của Việt Nam tại Mỹ để minh chứng cho việc cần có những bảo hộ cho sản xuất trong nước của ngành nông nghiệp, thủy sản, trong phần phát biểu của mình, đại biểu Hồ Thanh Bình cho hay, dường như còn lúng túng, bị động và chưa có giải pháp căn bản, bền vững cho tiêu thụ nông sản.
Dễ nhận thấy, các vấn đề được cử tri và đại biểu quan tâm với ngành công thương là rất rộng lớn, bởi đây là lĩnh vực đóng góp chính cho nền kinh tế. Dù Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đưa ra nhiều câu trả lời về chính sách, giải pháp sắp tới, thậm chí hứa gửi cả văn bản trả lời để chia sẻ về định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam từ năm 2017 do “không đủ thời gian diễn giải” trên diễn đàn Quốc hội, nhưng áp lực của việc tạo ra nền sản xuất trong nước lành mạnh, đủ sức cạnh tranh, để không mất sân nhà vào tay các đối thủ nước ngoài là rất lớn.