Mặc dù cuộc bầu cử Tổng thống Iran đã đi đến giai đoạn nước rút nhưng cả hai ứng cử viên nặng ký đều rơi vào tình cảnh khó khăn.
Cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad (trái) và cựu Phó Tổng thống Hamid Baghaei.
Đó là cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và cựu Phó Tổng thống Hamid Baghaei. Hai ứng cử viên này đăng ký tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống thứ 12 của Iran vào ngày 12-4 vừa qua. Tuy nhiên cả hai chính khách đều bị vướng vào các cáo buộc của tòa án liên quan đến vi phạm hành chính lúc còn đương nhiệm và chưa rõ có được đưa vào danh sách cuối cùng những ứng cử viên chính thức tham gia cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 19-5 tới hay không.
Người phát ngôn Bộ Tư pháp Iran,ộcđuavoghếTổngthốngIranvẫnlẩnsốlịch thi đấu câu lạc bộ arsenal ông Gholam Hossein Mohseni-Ejei, cho biết các công tố viên đang điều tra những khiếu kiện chống lại hai ứng cử viên trên liên quan đến vi phạm hành chính. Hiện, chưa thể dự báo về tương lai chính trị của chính khách này cho tới khi có kết quả xét xử của phiên tòa. Trong số các vụ kiện lớn chống lại ông Ahmadinejad có 3 vụ kiện của Ủy ban Điều 90 của Quốc hội Iran. Ủy ban này đã kiện chính quyền dưới thời ông Ahmadinejad thất bại trong việc sáp nhập Bộ Thể thao và Bộ Thanh thiếu niên, bổ nhiệm bộ trưởng không đúng thời điểm, từ chối xem xét các điều khoản của Hiệp hội Công ty dầu quốc gia Iran, và không phân bổ ngân sách cần thiết cho các dự án phát triển hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Tehran. Tuy nhiên, phiên tòa xét xử các vụ kiện chống lại ông Ahmadinejad đã bị trì hoãn nhiều lần. Trong khi đó, theo người phát ngôn Mohseni-Ejei, những vụ kiện chống lại cựu Phó Tổng thống Iran Baghaei cũng “đang chờ xét xử và điều tra”. Điều này đã gây trở ngại lớn đối với hai ứng cử viên này trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Iran sắp diễn ra.
Trong một động thái liên quan, ngày 14-4 vừa qua, đương kim Tổng thống Iran Hassan Rouhani có quan điểm ôn hòa cũng đã đăng ký tái tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Việc ra tranh cử của ông Rouhani hoàn toàn hợp lý bởi Hiến pháp Iran quy định Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm và một tổng thống không được tại vị quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Hãng thông tấn IRNA của Iran mới đây, đưa tin nước này đã cho đăng ký ứng cử viên tham gia cuộc bầu cử tổng thống hạn chót vào ngày 19-4. Hội đồng Giám hộ - cơ quan giám sát bầu cử tại Iran - sẽ xem xét và công bố danh sách ứng cử viên cuối cùng vào ngày 27-4 tới. Theo đó, các ứng cử viên đã công bố tham gia tranh cử lần này gồm ông Ebrahim Raisi, một giáo sĩ theo đường lối cứng rắn thân cận với Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, và ông Hamid Baghaei, một đồng minh thân cận của cựu Tổng thống Iran theo đường lối cứng rắn Mahmoud Ahmadinejad.
Giới phân tích cho rằng cuộc bầu cử lần này sẽ là phép thử đối với những thành tựu của chính quyền Tổng thống Rouhani, đặc biệt là thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được hồi năm 2015 với Nhóm P5+1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Trung và Nga, cùng với Đức). Theo thỏa thuận có tên gọi Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA), Iran cắt giảm chương trình hạt nhân để đổi lấy việc được nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế về tài chính, kinh tế và dầu mỏ.
Tuy nhiên, chính trị gia 68 tuổi, theo đường lối ôn hòa này sẽ đối mặt với một cuộc chiến khó khăn hơn cho nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của mình trong bối cảnh dấy lên các chỉ trích về tình trạng trì trệ của nền kinh tế của Iran. Trong đó, nổi bật là tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức 12%, lời hứa hẹn về nguồn đầu tư nước ngoài trị giá nhiều tỉ USD chưa thành hiện thực và việc ông Rouhani đã thất bại trong việc nới lỏng hạn chế hoặc phóng thích các tù nhân chính trị, trong đó có các nhân vật đối lập bị giam cầm vì tham gia cuộc biểu tình hồi năm 2009… Những điều này đã làm đông đảo người dân thất vọng về ông.
Trong khi phe đối lập bảo thủ tại Iran vẫn đang bị chia rẽ, thì sự chú ý trong thời gian gần đây lại tập trung vào ứng cử viên Ebrahim Raisi - một giáo sĩ, 56 tuổi, theo đường lối cứng rắn - người được cho là đồng minh thân cận với Lãnh tụ tối cao Iran - Giáo chủ Ali Khamenei. Đây cũng là ứng cử viên sáng giá có nhiều triển vọng ngồi vào ghế Tổng thống Iran, bởi những ứng cử viên còn lại đều có vấn đề trước thềm bầu cử.
Cuộc đua vào ghế Tổng thống Iran đang vào giai đoạn gay cấn và kết quả cuối cùng vẫn còn là một ẩn số. Điều này chỉ có thể sáng tỏ sau khi kết quả bầu cử được công bố.
HN tổng hợp