Hạ tầng phát triển
Xác định phát triển cơ sở hạ tầng là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của huyện,ệmkỳcủađộket qua bong da hang 2 duc chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây, huyện Đồng Phú đã bố trí hơn 831 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 24 tỷ đồng. Huyện đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa hơn 495,3km đường giao thông, với tổng kinh phí hơn 400 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân hiến cây, hiến đất làm 22,74km đường giao thông nông thôn. Đến cuối năm 2019, huyện có 8/10 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 7 xã so với đầu nhiệm kỳ. Huyện phấn đấu đến cuối năm 2020 đưa 2 xã Thuận Lợi, Đồng Tâm về đích nông thôn mới và hoàn thành các tiêu chí để trở thành một trong 2 huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.
Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được huyện triển khai đồng bộ, diện mạo đô thị ngày càng khang trang, tạo điều kiện để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội và kêu gọi đầu tư. Chất lượng đề án quy hoạch được nâng cao, phù hợp với nhu cầu thực tế đầu tư phát triển. Kết quả có 38 quy hoạch được thẩm định, phê duyệt, tiến hành công bố công khai và tổ chức thực hiện theo đúng quy định. Công tác chỉnh trang đô thị được chú trọng, hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè, cấp thoát nước, bảng tên đường phố, các khu vui chơi giải trí được đầu tư, nâng cấp.
Trong năm 2019, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong niềm phấn khởi của chính quyền và nhân dân
Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Anh Tuấn, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục rà soát các quy hoạch đã được phê duyệt và có đánh giá cụ thể để kịp thời tham mưu điều chỉnh, bổ sung; hoàn chỉnh quy hoạch vùng huyện, xây dựng quy hoạch đô thị 2 xã Tân Tiến, Tân Lập, tăng tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng chung của các xã, thị trấn so với quy hoạch vùng huyện; tăng tỷ lệ quy hoạch chi tiết trên địa bàn thị trấn Tân Phú và tỷ lệ quy hoạch điểm dân cư nông thôn các xã trên địa bàn huyện.
“Đến cuối nhiệm kỳ, huyện sẽ phấn đấu đầu tư hơn 1.478km đường giao thông các loại, trong đó có 183,07km đường nhựa, 60,5km đường bê tông xi măng, 49,4km đường cấp phối sỏi đỏ; đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp 19 công trình trường học, y tế phục vụ nhu cầu dạy và học, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân” - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Anh Tuấn thông tin.
Kinh tế chuyển dịch đúng hướng
Sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những thế mạnh của Đồng Phú. Nhiệm kỳ qua, huyện đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm hàng hóa và phát triển bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; từng bước xây dựng liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được 15 hợp tác xã với 221 thành viên, tăng 11 hợp tác xã so với đầu nhiệm kỳ; 74 trang trại chăn nuôi, trồng trọt. Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi thực hiện kịp thời.
Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được xem là dấu ấn đậm nét của Đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ 2015-2020. Đây là minh chứng cho sự nhạy bén, sáng tạo, nắm bắt cơ hội trong việc khai thác các thế mạnh của địa phương. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp vượt so với nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ XI đề ra. Diện tích đất đầu tư, quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tăng trên 92 ha so với đầu nhiệm kỳ. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới được hình thành, phát triển và đi vào hoạt động ổn định. Số doanh nghiệp quan tâm đầu tư, sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện tăng cả về số lượng, chất lượng với quy mô, công suất, ngành nghề đa dạng. Đến nay, có khoảng 300 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện, tăng 181 công ty, doanh nghiệp so với đầu nhiệm kỳ.
Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, nhiều ngành có mức tăng trưởng khá. Huyện đã hình thành một số loại hình dịch vụ chất lượng cao. Các loại hình kinh doanh dịch vụ ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng thương mại phát triển. Chủ trương xã hội hóa chợ được triển khai có hiệu quả, cụ thể chợ Tân Tiến được đầu tư bằng hình thức xã hội hóa đưa vào khai thác năm 2018; ngoài ra, chợ Tân Lập, chợ Đồng Phú đã cơ bản hoàn thiện thủ tục xã hội hóa.
Ðời sống người dân được nâng cao
Hình ảnh những ngôi nhà khang trang, kiên cố; những đoàn xe đi lại tấp nập vận tải hàng hóa trên những tuyến đường nhựa, đường bê tông xi măng trải dài tít tắp; hay những ngôi trường cao tầng, hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học… là bằng chứng cho sự đổi thay toàn diện của huyện trong thời gian qua. Lãnh đạo huyện luôn xác định mục đích cuối cùng là làm thay đổi toàn diện về đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Từ một huyện khó khăn, cơ sở vật chất giáo dục hạn chế, đến nay Đồng Phú có 10/27 trường chuẩn quốc gia, đạt 100% nghị quyết đề ra. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo, 6 tuổi vào lớp 1, trẻ hoàn thành chương trình tiểu học được đảm bảo. Huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì và giữ vững đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục THCS mức độ 1.