Khi đồng USD tăng giá,ănglãisuấtThêmáplựcvớilãisuấttiềnđồnhan dinh bong da chinh xac nhat đồng VND cũng sẽ tăng giá.
Tác động tới tăng trưởng của Việt Nam
Theo ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc Khối kinh doanh ngoại hối và thị trường vốn HSBC Việt Nam, FED tăng lãi suất là đúng như kỳ vọng rộng rãi của thị trường cũng như các tín hiệu rất rõ ràng từ các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đưa ra trước đó. Tuy nhiên, về định hướng, dự phóng bình quân lãi suất mà Ủy ban đưa ra trong thời gian tới đã thấp hơn 25 điểm phần trăm cho các năm 2019, 2020 và 2021, đồng nghĩa với việc hạ dự báo tăng lãi suất từ 3 lần xuống còn 2 lần cho năm 2019 – cho thấy sự thay đổi theo hướng ôn hòa hơn.
Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, lãi suất là một yếu tố ẩn số của năm 2019. Những tháng cuối năm, lãi suất đang tăng dù tín dụng đã tăng chậm lại. Tuy nhiên, chưa đánh giá được việc lãi suất tăng này chỉ là tín hiệu thời vụ hay tín hiệu tăng lãi suất của năm 2019.
Còn theo ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC), chính sách tiền tệ của Mỹ dựa vào 2 nhân tố chính là lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Những năm trước FED đưa lãi suất xuống 0% để chi phí vốn của nền kinh tế giảm thấp, kích hoạt cho các dòng vốn đầu tư, giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng đạt mức 2,9 – 3%, từ mức 1,2 – 1,3% vài năm trước. Điều này cho thấy chính sách lãi suất có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, điều gì cũng có giới hạn. Theo tính toán, nếu lạm phát của Mỹ vượt 2% hoặc thất nghiệp giảm xuống dưới 4% thì có thể nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu nóng lên. Vì vậy, FED đã dùng các công cụ để ngăn ngừa.
Cùng quan điểm này, chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, FED tăng lãi suất tức là làm cho đồng USD tăng giá và cũng là dấu hiệu làm cho tăng trưởng kinh tế Mỹ tiếp tục giảm. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm sau chỉ đạt 2,5% so với năm nay là 2,9%.
Như vậy, trong bối cảnh đồng VNĐ neo vào đồng USD, thì khi đồng USD tăng giá, đồng VND cũng sẽ tăng giá. Như vậy điều này có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam trong năm tới. Đây là điều mà chúng ta cần tính toán kỹ để xử lý, nhất là khi chúng ta đang hội nhập sâu và rộng, gia nhập nhiều FTA, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã và đang gia tăng tại các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Nhật Bản.
“Không chỉ tác động đến tăng trưởng tại Mỹ, việc FED tăng lãi suất cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo hướng tiêu cực hơn, làm cho việc điều hành tỷ giá của chúng ta phải thận trọng hơn và cuối cùng là gây sức ép đối với lãi suất của đồng Việt Nam nếu như chúng ta muốn duy trì tỷ giá hối đoái như cũ. Bên cạnh đó, động thái FED tăng lãi suất cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất trong nước”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận xét.
Áp lực tăng lãi suất VNĐVề tác động trước mắt với thị trường Việt Nam, ông Ngô Đăng Khoa cho rằng, thị trường tài chính - tiền tệ trong nước sẽ không chịu tác động nào quá đột biến từ động thái mới nhất của FED. Trong thời gian gần đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có những biện pháp điều hành chính sách linh hoạt thông qua các công cụ và sản phẩm trên cả kênh tỷ giá và lãi suất để ổn định thị trường.
Tuy nhiên, về triển vọng trung dài hạn, với việc FED dự báo tiếp tục tăng lãi suất trong năm tới thì áp lực lên mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất USD sẽ tiếp tục tồn tại. Điều này cũng sẽ tạo áp lực về tăng lãi suất đối với Việt Nam trong bối cảnh NHNN cố gắng duy trì mức chênh lệch lãi suất USD - VND ở mức hợp lý nhằm tránh tạo áp lực lên tỷ giá.
Bên cạnh đó, nhìn chung trong năm 2019, đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục mạnh hơn đồng nghĩa với tỷ giá USD/VND trong nước sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng giá. Áp lực này cũng đồng thời gián tiếp đến từ biến động của đồng Nhân dân tệ trong bối cảnh diễn biến thị trường quốc tế tiếp tục biến động khó lường. Với chính sách tiền tệ đã và đang được điều hành linh hoạt, các biện pháp điều hành trên thị trường cần dung hòa được các yếu tố tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo ổn định vĩ mô.
H.Y