【xem kết quả bóng đá việt nam hôm nay】Tại sao có nhiều cán bộ vào vòng lao lý?
Quy định số 41 siết chặt kỷ luật,ạisaocónhiềucánbộvàovònglaolýxem kết quả bóng đá việt nam hôm nay kỷ cương trong xử lý cán bộ lãnh đạo | |
Nhiều cán bộ lão thành gửi thư đến Tổng Bí thư góp ý về bố trí cán bộ | |
Luân chuyển: Tạo cơ hội thử thách, rèn luyện cán bộ trẻ có triển vọng |
Nhiều cán bộ khoa học tâm huyết, say mê nghiên cứu, có đóng góp tích cực cho đất nước. |
Đổi mới nhưng vẫn còn “con sâu làm rầu nồi canh”
Trong sự nghiệp đổi mới, đội ngũ cán bộ các cấp ở nước ta có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp có năng lực, phẩm chất, uy tín. Cán bộ cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Hầu hết cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn, trung thành với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Nhiều cán bộ khoa học tâm huyết, say mê nghiên cứu, có đóng góp tích cực cho đất nước. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Từ năm 2012 - 2022, cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên. Trong đó, có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Trong đó có 4 Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị; 29 Uỷ viên Trung ương, nguyên Uỷ viên Trung ương; 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Tại sao có nhiều cán bộ chủ chốt các cấp vào vòng lao lý? Trước hết cần khẳng định đó là một bộ phận cán bộ, đảng viên có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện kém đã bị tha hóa bởi quyền lực và đồng tiền.
Có tình trạng nói trên còn là do công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập, việc thực hiện một số nội dung còn hình thức. Trong đó đáng chú ý là đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến. Quy hoạch cán bộ thiếu tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương; còn dàn trải, khép kín, chưa bảo đảm phương châm "động" và "mở". Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo chức danh. Luân chuyển cán bộ và thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh không là người địa phương, trong đó có bí thư cấp ủy các cấp còn bất cập, chưa đạt yêu cầu.
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Đảng ta đánh giá: “Việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vẫn còn tình trạng đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc. Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, Điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng, "cánh hẩu" xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội”. Công tác tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, viên chức còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, có nơi còn xảy ra sai phạm, tiêu cực. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát còn lỏng lẻo. Chủ trương thu hút nhân tài chậm được cụ thể hoá bằng các cơ chế, chính sách phù hợp.
Một số giải pháp
Thời gian qua, một số tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên bị kỷ luật cơ bản là do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, dùng ý chí của người đứng đầu áp đặt chủ quan, không tôn trọng dân chủ. Do vậy, thời gian tới tiếp tục triển khai một số giải pháp nâng cao hiệu quả quan trọng bổ nhiệm và sử dụng cán bộ.
Thứ nhất, cần thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ là yêu cầu quan trọng để thực hiện Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ. Cần phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị: bảo đảm công tác cán bộ được thực hiện dân chủ, khách quan, công tâm, lựa chọn đúng người có đủ phẩm chất, năng lực theo tiêu chuẩn quy định.
Thứ hai, hiểu rõ cán bộ và đánh giá đúng cán bộ. Không đánh giá đúng cán bộ thì không thể sử dụng cán bộ một cách đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhận xét cán bộ không thể chỉ căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của họ, mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của họ; không thể chỉ dựa vào một việc làm của họ, mà phải tìm hiểu tất cả các công việc mà họ thực hiện; không thể chỉ xem xét cán bộ trong một thời điểm, mà phải thấy rõ lịch sử của họ”.
Cần tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá cán bộ. Phải đánh giá cả năng lực, phẩm chất và uy tín; dựa vào kết quả, hiệu quả thực hiện từng công việc với những sản phẩm cụ thể, có cả định tính và định lượng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đối với cán bộ cấp chiến lược, việc đánh giá còn phải căn cứ vào kết quả đổi mới, sáng tạo; tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm.
Thứ ba, việc bố trí và sử dụng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn phù hợp với sở trường. Đề bạt cán bộ phải đúng lúc, đúng người, đúng việc. Phải lựa chọn được người phù hợp nhất, xứng đáng nhất với vị trí công tác. Lựa chọn cán bộ thật kỹ lưỡng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Phải có con mắt tinh đời trong giới thiệu, đánh giá, lựa chọn nhân sự.
Thứ tư, kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực trong đánh giá, sử dụng cán bộ. Thực hiện tốt chế độ quản lý cán bộ, nhất là quản lý chất lượng chính trị; bảo vệ vững chắc chính trị nội bộ. Kết hợp biểu dương, khen thưởng đúng mức cán bộ có thành tích với việc kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ thoái hoá biến chất, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Không để tồn tại những bọc nhọt, ủ bệnh lâu ngày, ém nhẹm trong hệ thống chính trị như trường hợp cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam đã qua nhiều chức vụ và mắc sai phạm hơn 10 năm mới bị phát hiện và xử lý.
Thứ năm, xây dựng quy hoạch cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ theo hướng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, có tính đến nhu cầu và khả năng phát triển. Kết hợp nhiều hình thức và phương pháp đào tạo tại trường, tại chức, thông qua thực tiễn công tác, học tập, chiến đấu của đội ngũ cán bộ với xây dựng, rèn luyện đội ngũ đảng viên; kết hợp đào tạo bồi dưỡng với chăm lo chính sách cán bộ.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn. Đối tượng luân chuyển phải thực sự có năng lực và triển vọng phát triển.
Thứ bẩy, không ngừng giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên. Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.
Thứ tám, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Thực hiện đúng các quy định về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Cán bộ, đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan toả, thúc đẩy các phong trào cách mạng.
Phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ. Thể chế hoá và tổ chức thực hiện tốt các quy định của Đảng về công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ. Tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Lấy kết quả thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế là căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm của các tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị.n
相关文章
Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
Tối 17/9, Công an phường Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, vào khoảng 13h30 cùng ngày, chị Ngu2025-01-12Vĩnh Phúc đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội
Vĩnh Phúc có tỷ lệ hộ nghèo thấp thứ 3 ở miền Bắc9 tháng qua, tác2025-01-12Tỉnh Ninh Thuận gỡ “tắc nghẽn” nguồn vật liệu thi công cao tốc Cam Lâm
Tập đoàn Đèo Cả đã huy động đầy đủ thiết bị, tài chínhđể triển kh2025-01-12FPT Retail (FRT) lãi trước thuế 76 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, gấp 2,9 lần cùng kỳ
FPT Retail (FRT) lãi trước thuế 76 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, gấp 2,9 lần cùng kỳQuỳnh2025-01-12Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Giá bạc hôm nay 4/1/2025: Bạc tăng mạnh lên 29,9 USD/ounce. Ảnh tư liệuQuay trở lại sau kỳ nghỉ lễ D2025-01-12Thêm ba vụ việc Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họpBan Chỉ đạo Trung ương về ph&ograv2025-01-12
最新评论