当前位置:首页 > Cúp C1

【getafe – betis】Donald Trump đối phó với Triều Tiên như thế nào?

donald trump doi pho voi trieu tien nhu the nao

Triều Tiên thông báo thử "thành công" tên lửa đạn đạo.

Các biện pháp phản ứng đang được ông Trump cân nhắc - từ việc áp dụng thêm các lệnh trừng phạt tới việc phô trương lực lượng của Mỹ để tăng cường phòng thủ tên lửa, theo lời một quan chức chính phủ - dường như không khác nhiều so với các biện pháp đối phó với Triều Tiên của người tiền nhiệm Barack Obama. Thậm chí, ý tưởng tăng cường sức ép với Trung Quốc để kiềm chế Triều Tiên “ngang ngạnh” đã được nhiều chính quyền thử nghiệm và gần như không mang lại kết quả nào. Tuy nhiên, Bắc Kinh không cho thấy dấu hiệu giảm bớt sự kháng cự trước tân Tổng thống Mỹ, người đã chỉ trích họ về các vấn đề như thương mại, tiền tệ và tranh chấp trên Biển Đông.

Các biện pháp phản ứng quyết liệt hơn sau các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên có thể sẽ là tiến hành hành động quân sự hoặc tổ chức đàm phán. Tuy nhiên, cả hai biện pháp này dường như chưa được tính đến, bởi lựa chọn thứ nhất sẽ làm dấy lên nguy cơ chiến tranh khu vực, trong khi lựa chọn thứ hai sẽ bị xem là “phần thưởng” cho hành vi nguy hiểm của Bình Nhưỡng. Rõ ràng, các lựa chọn của ông Trump rất hạn chế.

Những bình luận công khai ban đầu của ông Trump hôm 11/2 về vụ phóng thử cái được cho là tên lửa tầm trung Musudan rất ngắn gọn và thận trọng đến mức ngạc nhiên, so với những phát biểu hùng hồn trước đó về đối thủ khác của Mỹ là Iran, kể từ khi ông nhậm chức hôm 20/1. Phát biểu với các phóng viên ở Florida với giọng điệu trang nghiêm bên cạnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang ở thăm Mỹ, ông Trump nói: “Tôi chỉ muốn mọi người hiểu và biết được rằng nước Mỹ ủng hộ Nhật Bản, một đồng minh vĩ đại của chúng ta, 100%”. Tổng thống Mỹ đã không đề cập đến Triều Tiên hay bày tỏ bất kỳ dấu hiệu nào về kế hoạch trả đũa trước cái mà nhiều người nhìn nhận là nỗ lực ban đầu của Triều Tiên nhằm thử thách chính quyền mới của Mỹ. Một số nhà phân tích cho rằng phát biểu tương đối thờ ơ ban đầu của ông cho thấy các cố vấn đã thuyết phục ông rằng đừng nên bị mắc bẫy của Bình Nhưỡng, đó là đưa ra những lời đe dọa khó có thể thực hiện được, đặc biệt trong lúc chiến lược đối phó với Triều Tiên của ông vẫn đang trong quá trình định hình.

Các cố vấn của ông Trump nói rằng họ sẽ áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn chính sách “kiên trì chiến lược” của ông Obama, mà theo đó sẽ từ từ tăng cường các lệnh trừng phạt và sức ép ngoại giao, và về cơ bản là chờ đợi chế độ Triều Tiên hiện tại chấm dứt. Tuy nhiên, chính quyền mới của Mỹ vẫn đang rất mơ hồ về cách thức thực hiện điều này. Một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên cho biết chính quyền Trump đã lường trước “hành động khiêu khích” của Triều Tiên và sẽ xem xét một loạt các lựa chọn để phản ứng trước việc này, nhưng các lựa chọn đó sẽ được tính toán cẩn thận để cho thấy quyết tâm của Mỹ trong khi phải tránh nguy cơ leo thang. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nguy cơ sẽ gia tăng hơn nữa nếu Triều Tiên thực hiện lời đe dọa phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà có thể bắn tới lục địa Mỹ một ngày nào đó.

Cần chờ xem liệu chính quyền mới của Mỹ có tiến thêm một bước so với cách tiếp cận của ông Obama hay không, và tập trung vào việc áp dụng các “lệnh trừng phạt thứ yếu” nhằm vào các công ty và thực thể giúp đỡ chương trình vũ khí của Triều Tiên, mà rất nhiều trong số đó đang hoạt động ở Trung Quốc. Hiện chưa rõ cuộc điện đàm tuần qua của ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó Tổng thống Mỹ đã khẳng định chính sách “một Trung Quốc” từ lâu được Mỹ công nhận, có mang đến sự hợp tác lớn hơn từ Bắc Kinh trong vấn đề Triều Tiên hay không.

分享到: