Ông Trần Minh Dũng,ãhộipháttriểncàngcaothìhànggiảhàngnháicàtuy le keo Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ
Đây là chia sẻ của ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với chúng tôi trước thềm năm mới.
- Thưa ông, với tư cách là Chánh Thanh tra Bộ KH&CN, ông đánh giá như thế nào về hoạt động của Thanh tra Bộ trong năm vừa qua, đặc biệt ở lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH&CN: Những năm vừa qua, chúng tôi tổ chức 50-60 cuộc thanh tra/năm, xử lý trên 40 cơ sở. Riêng trong năm nay, Thanh tra Bộ tiến hành xử lý 54 cuộc thanh tra, xử lý 40 cơ sở vi phạm, có 3.000 sản phẩm quyền chủ sở hữu yêu cầu, đã tiêu hủy các nhãn xâm phạm. Ngoài các hình thức xử lý tiêu hủy, chúng tôi buộc các đối tượng vi phạm phải tự loại bỏ yếu tố vi phạm. Hiện, chúng tôi vẫn thường xuyên phối hợp với cảnh sát kinh tế và đang tiến hành phối hợp thanh tra một cơ sở sản xuất, tàng trữ hàng giả, đã chuyển hồ sơ sang xử lý hình sự.
- Với tình trạng vi phạm sở hữu công nghiệp đang phức tạp và có chiều hướng gia tăng thì khung hình phạt xử lý như hiện nay có đủ sức răn đe không thưa ông?
Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH&CN: Ngoài hình thức phạt tiền còn hình thức tịch thu hàng hóa để tiêu hủy. Các hình phạt này không phải là chưa đủ sức răn đe. Mức phạt tiền cao nhất lên đến hơn 500 triệu đồng. Tùy theo tính chất, quy mô hàng hóa vi phạm có mức độ xử lý khác nhau.
Ở phía Nam, đa số các vụ vi phạm ở mức độ nhỏ lẻ. Giữa tháng 12 vừa qua, tại Hà Nội, chúng tôi thu giữ hơn 1.600 sản phẩm nên xử lý dưới góc độ hình sự. Ngoài ra, có biện pháp khắc phục hậu quả để đánh vào thiệt hại về kinh tế để các đối tượng vi phạm chùn bước.
Chúng ta chuẩn bị gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP, các hình thức xử phạt sẽ theo hướng mạnh hơn, sắp tới có thể nâng lên mức hình sự đối với nhiều hành vi. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì không thể dập tắt được. Ngay như Italia, là một nước phát triển nhưng nạn hàng giả, hàng nhái vẫn còn và họ vẫn đang phải làm rất quyết liệt.
Trong cuộc chiến này, chúng ta vẫn luôn phải làm lâu dài. Khi cung vẫn còn thì cầu vẫn phải có. Các biện pháp đã đồng bộ với nhau rồi nhưng trong một môi trường đất nước rộng lớn như vậy, lại có cửa khẩu với Trung Quốc, cuộc chiến chống buôn lậu, chống hàng giả là rất gian nan. Chúng tôi mong muốn có sự tuyên truyền để ý thức cho người dân.
- Cuộc chiến chống hàng giả cần có sự phối hợp của các đơn vị liên quan, ông đánh giá như thế nào về sự phối hợp của các đơn vị liên quan trong cuộc chiến này?
Hàng giả, hàng nhái tràn ngập thị trường
Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH&CN: Trong lúc này, chúng tôi rất cần sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan. Nếu chúng tôi không có sự phối hợp của cơ quan cảnh sát thì sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong việc bắt giữ các cơ sở vi phạm. Hiện, 9 bộ, ngành đã ký với nhau một chương trình phối hợp trao đổi thông tin khi xử lý các vụ việc hoặc khi tập huấn, đào tạo cán bộ…
Đối với các cơ sở nhỏ lẻ, những làng nghề, khi chúng tôi vào nếu không có sự phối hợp của lực lượng cảnh sát, Thanh tra bộ KH&CN sẽ gặp rủi ro rất nhiều khi thi hành công vụ. Sự hợp tác giữa các bên hiện nay đem lại hiệu quả rất tốt. Do đó, các cơ quan đang nỗ lực hợp tác để thực hiện tốt hơn.
- Thưa ông, như ông vừa nói, tất cả các chế tài của Việt Nam cơ bản đã đủ sức răn đe, vậy tại sao hàng giả, hàng nhái vẫn tràn lan trên thị trường như hiện nay?
Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH&CN: Đó là vì lượng hàng giả, hàng nhái đem lại lợi nhuận rất cao, người ta bất chấp tất cả. Những biện pháp mạnh mẽ để răn đe chỉ làm chùn bước một số người.
Buôn bán ma túy hình thức xử phạt cao nhất là tử hình, sao mọi người vẫn làm. Do đó, ngoài biện pháp xử phạt bằng tiền, chúng ta đánh vào kinh tế lâu dài của họ là tịch thu tiêu hủy. Đã bị phạt lại bị tịch thu toàn bộ hàng hóa tiêu hủy thì kinh tế của họ đã bị kiệt quệ. Đó là tổng hợp các hình thức để răn đe chung, còn về lợi nhuận người ta vẫn sẵn sàng làm.
Ngay cả ở các nước châu Âu, xã hội rất phát triển, pháp luật nghiêm minh nhưng nạn hàng giả, hàng nhái vẫn tồn tại. Vừa rồi chúng tôi sang học hỏi kinh nghiệm thì thấy rằng, mỗi chiến dịch truy quét hàng giả của họ đều có sự phối hợp của nhiều lực lượng, phương tiện hiện đại như máy bay, tàu thủy…Tuy nhiên, mức độ hàng giả, hàng nhái ở các nước này tinh vi hơn so với chúng ta.
- Thưa ông, đoàn thanh tra chỉ cần đến phố Chùa Bộc (Hà Nội) thôi thì hàng giả, hàng nhái tràn lan, gấp nhiều lần con số hơn 1.000 sản phẩm vừa bị xử lý gần đây nhất. Tại sao đoàn thanh tra không làm?
Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH&CN: Chủ thể quyền phải yêu cầu thì mới xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền. Một trong những nguyên tắc xử lý là bao giờ cũng phải có đơn yêu cầu của chủ thể quyền thì thanh tra Bộ KH&CN mới vào cuộc được. Nhiều khi công an bắt được rất nhiều hàng giả nhưng khi liên hệ với chủ thể quyền họ lại rất thờ ơ. Chủ thể quyền phải ý thức được khi quyền của mình xâm phạm và đề xuất với cơ quan chức năng.
- Về phía người tiêu dùng, nên ứng xử như thế nào đối với các hành vi và sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thưa ông?
Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH&CN: Người tiêu dùng vẫn đang mong muốn phải chi ít tiền mà được dùng “hàng hiệu”. Do đó, phải tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức sử dụng hàng, để không có cầu thì không có cung. Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức để phát triển bền vững.
Xin cảm ơn ông!
Minh Đức