Tâm lý dao động Một tháng nay,âmlýngườilaođộngbịảnhhưởngbởimôhìnhtạichỗtỷ lệ kèo vip bà Hồ Thị Quỳnh Châu, quản lý Công ty TNHH Master Sofa International (tỉnh Bình Dương) trăn trở với khoảng 200 công nhân đang thực hiện “3 tại chỗ” tại DN. Khó khăn khi thực phẩm cung cấp không đa dạng hoặc nơi ăn chốn nghỉ không thể như ở nhà. DN đáp ứng 4 bữa cơm/ngày thay vì 3 bữa và hỗ trợ thêm 100.000 đồng/người/ngày. Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất của DN là tâm lý người lao động. “Chúng tôi cố gắng duy trì trạng thái an toàn và tốt nhất cho công nhân nhưng một số người cảm thấy không thoải mái nên xin được về với gia đình. Từ đó, nhân lực sản xuất có phần ảnh hưởng”, bà Châu nói.
Ông Nguyễn Hoàng Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Vinahe (tỉnh Bình Phước), chia sẻ, mô hình “3 tại chỗ” được DN áp dụng thực hiện từ trung tuần tháng 6 để kiểm soát dịch Covid-19. Tuy nhiên, hai tháng ăn - ở - sản xuất tại chỗ khiến người lao động bị áp lực về tinh thần. Họ nhớ nhà, nhớ gia đình, vợ chồng, con cái nên ổn định tâm lý cho công nhân là việc bắt buộc phải thực hiện. Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (tỉnh Cà Mau) cho biết, thực hiện "3 tại chỗ" và "1 cung đường - 2 địa điểm” chỉ đảm bảo được 20-25% lượng công nhân tập trung. Nhiều công nhân không thể bỏ con nhỏ, bố mẹ già ở nhà không ai chăm sóc để vào tập trung làm việc tại nhà xưởng. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thống kê, chỉ có khoảng 30% các DN thủy sản tại các khu vực phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. Những nhà máy thực hiện được sản xuất, số lượng lao động có thể huy động cũng chỉ 30-50%, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. VASEP và các DN cho rằng, việc thực hiện “3 tại chỗ” là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần đối với các DN vừa, các DN lớn hơn cũng duy trì tối đa 4-5 tuần. Cần hiểu người lao động Chia sẻ kinh nghiệm “3 tại chỗ” đang thực hiện, ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH SX và TM Tân Quang Minh (TP.HCM), thông tin, ngoài việc ăn ở, sinh hoạt thì DN này phát động phong trào thể dục tại chỗ. Sáng đi bộ, chạy thể dục trong khuôn viên hoặc đánh cầu lông ở ban công. DN mua dụng cụ thể thao để cung cấp cho người lao động. Khi áp dụng thực tế, chủ DN nhận thấy tâm lý công nhân có phần thoải mái hơn. Tuy nhiên, theo ông Quang, người lao động khó có thể chịu được lâu tình trạng hiện tại nên DN đưa ra giải pháp cho nghỉ phép theo nguyện vọng. Người lao động có nhu cầu nghỉ phép về với gia đình thì công ty 7 ngày cho xin nghỉ một lần. Cần đảm bảo xét nghiệm âm tính trước khi về nơi cư trú, giữa tuần phải tự bỏ tiền ra xét nghiệm một lần và trước khi vào công ty phải xét nghiệm thêm một lần nữa, tổng cộng 3 lần âm tính.
Đại diện DN cũng cho rằng, cần lưu ý một số cá nhân trong tập thể có suy nghĩ tiêu cực, tác động đến người lao động khác. Công nhân chỉ bị dao động khi có người khác tác động trừ trường hợp do nhu cầu thực tế. DN không khắt khe với người lao động nhưng cần hiểu tâm lý của họ lúc này. Tại Họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 11/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thừa nhận, phương án “3 tại chỗ” áp dụng thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang, nhưng khi triển khai tại các địa bàn khác, đặc biệt ở 19 tỉnh, thành phía Nam, trong đó có TP.HCM, lại bất cập. Ngày 12/8, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành hướng dẫn các đơn vị tự xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống dịch trên hướng dẫn chung của Bộ Y tế và phù hợp tình hình dịch tại địa phương.
Quảng Định Dịch bệnh không dừng nhà máy, an toàn đến đâu tăng công suất đến đóCác doanh nghiệp đưa ra nhiều kiến nghị để ổn định sản xuất trong điều kiện dịch bệnh. |