【bảng xếp hạng vfb stuttgart gặp leverkusen】Ngày xuân, nghe cựu chiến binh kể chuyện

 人参与 | 时间:2025-01-27 01:29:02

Những ngày cuối năm,y xubảng xếp hạng vfb stuttgart gặp leverkusen được ngồi trò chuyện cùng các CCB làm kinh tế giỏi, chúng tôi mới thấy họ không chỉ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vươn lên làm giàu cho gia đình mà còn tích cực hỗ trợ đồng đội, sẵn sàng đồng hành với địa phương trong các hoạt động an sinh xã hội. Qua những lời kể, chúng tôi mới hiểu, chính những lần phải đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết đã tạo động lực, thôi thúc không ít CCB dám nghĩ, dám làm, dám thử thách để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Kiên trì trong sản xuất, kinh doanh

Có mặt tại xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập vào những ngày cuối năm 2021, chúng tôi gặp CCB Võ Hùng Chiến, tấm gương tiên phong trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Từ đôi bàn tay và khối óc, ông đã khiến đất cằn nở hoa, kết trái ngọt. Ông Chiến chia sẻ: “Ngày mới rời quê hương Bến Tre lên Bình Phước lập nghiệp, gia đình chỉ có số vốn ít ỏi, đủ mua mấy sào đất rẫy. Tôi đã cùng gia đình chăm chỉ làm ăn, trồng các loại cây ngắn ngày để “lấy ngắn nuôi dài”. Tôi luôn trung thành với cây điều và cao su. Dù những năm gần đây, giá các loại cây này ở mức thấp, gia đình vẫn tập trung đầu tư phân bón để chăm sóc tốt nhất cho 2 loại cây này”. Sau nhiều năm làm lụng, tích góp, người CCB này đang sở hữu 150 ha đất, trồng nhiều loại như điều, cao su, bưởi da xanh với thu nhập nhiều tỷ đồng mỗi năm. Hằng năm, trang trại của CCB Võ Hùng Chiến tạo việc làm cho 20-30 lao động thường xuyên với mức lương thấp nhất 7 triệu đồng/tháng và tạo việc làm cho gần 100 lao động thời vụ.

Cựu chiến binh Võ Hùng Chiến ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập thu nhập nhiều tỷ đồng từ mô hình trồng bưởi da xanh, điều, cao su

Rời huyện Bù Gia Mập, chúng tôi về thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp gặp CCB Bùi Văn Tân, chủ cơ sở chế biến hạt điều Hoàng Long. Qua lời kể của ông, chúng tôi được biết, từ vốn vay ngân hàng và sự hỗ trợ của đồng đội, năm 2005, ông Tân thành lập xưởng bóc tách hạt điều. Lúc đầu công việc kinh doanh còn nhỏ lẻ, lao động chỉ từ 15-20 người với vốn khoảng 200-300 triệu đồng. Song với quyết tâm vượt qua khó khăn cộng với sự tích cực tìm ra cách kinh doanh tốt, thuận lợi nhất nên khối tài sản, tiền vốn của ông tăng theo từng năm. Hiện ông Tân sở hữu 13 ha đất trồng tiêu, điều, cao su và 2 cơ sở mua bán, chế biến hạt điều. Mỗi năm, các cơ sở của ông thu mua, chế biến hàng ngàn tấn điều nhân, thu lãi từ 7-9 tỷ đồng và tạo việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp với thu nhập ổn định, bình quân từ 10-15 triệu đồng/người/tháng.

Toàn tỉnh hiện có 104 trang trại, 521 gia trại của các hội viên CCB sản xuất, kinh doanh giỏi, giải quyết việc làm cho hơn 3.100 lao động. Ngoài ra, hội còn có 66 doanh nghiệp nhỏ và vừa do CCB làm chủ, giải quyết việc làm cho 2.754 lao động. Trong đó, 13 doanh nghiệp do CCB làm chủ có doanh thu hơn 50 tỷ đồng/năm.


Gương mẫu trong hoạt động phong trào

Không chỉ là những “chiến binh” xuất sắc trên mặt trận kinh tế, nhiều CCB trong tỉnh còn luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào do hội và địa phương phát động. CCB Đỗ Thám ở xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản là minh chứng điển hình như thế. 

Hiện ông Thám sở hữu 50 ha cao su và 5 ha cây đinh lăng trồng theo công nghệ Isaren xen canh trong vườn cao su, hằng năm, giải quyết việc làm cho 50 lao động địa phương, đa số là hội viên CCB và đồng bào dân tộc thiểu số. Từ thu nhập ổn định do cây trồng mang lại, ông Thám đã tích cực tham gia phong trào giảm nghèo, xóa nhà tạm ở địa phương. Từ năm 2016 đến nay, ông Thám đã ủng hộ 1 tỷ đồng xây dựng 5 căn nhà cho hội viên và nhân dân hoàn cảnh khó khăn về nhà ở và hỗ trợ hoạt động từ thiện khác ở địa phương.

Cựu chiến binh Nguyễn Thị Hồng Tươi trao bảng tượng trưng 1 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và đồng bào bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn năm 2020

Đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ và là gia đình liệt sĩ nên ông Thám thấu hiểu ý nghĩa to lớn về chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Ông đã tặng Đội K72 (Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh) một xe máy múc trị giá 150 triệu đồng. Ông còn hiến tặng hàng ngàn mét vuông đất và đóng góp hàng trăm triệu đồng xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn…

“Giữ vững, phát huy truyền thống của quân và dân miền Đông gian lao mà anh dũng trong kháng chiến, về với cuộc sống đời thường, các thế hệ CCB tiếp tục tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương Bình Phước. Cán bộ, hội viên CCB luôn gương mẫu, trách nhiệm cao trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; luôn đi đầu trong phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động ở địa phương”.


Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Phan Văn Thư

Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến đời sống người dân. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân chung tay phòng, chống dịch Covid-19, hội viên CCB Bình Phước đã tích cực ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19; trao tặng nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch hơn 11,1 tỷ đồng và nhiều tấn nhu yếu phẩm được hội viên CCB toàn tỉnh đóng góp, ủng hộ người dân vượt qua khó khăn trong đại dịch. Nhiều cá nhân là doanh nhân CCB đã đóng góp hàng tỷ đồng cùng địa phương và cả nước chống dịch Covid-19. Điển hình là CCB Nguyễn Thị Hồng Tươi, Giám đốc Công ty B58, Chủ tịch Hội Doanh nhân CCB tỉnh đã ủng hộ hơn 18,8 tỷ đồng vào công tác phòng, chống dịch, hạn, mặn ở các tỉnh miền Tây… Hưởng ứng phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” do Hội CCB tỉnh phát động, bà Tươi đã ủng hộ hơn 5 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch của tỉnh và các địa phương... CCB Nguyễn Thị Hồng Tươi chia sẻ: “Suy nghĩ của tôi là khi mình làm ra được 1 đồng, mình dành 1 phần để hỗ trợ đồng đội, người dân xung quanh còn gặp khó khăn. Hy vọng, những phần quà nhỏ của mình sẽ giúp đỡ họ trong cuộc sống”.

顶: 6168踩: 8