【keo nha kai 5】Dệt những “mùa vàng”

  发布时间:2025-01-09 12:28:56   作者:玩站小弟   我要评论
Tôi nhớ có lần, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Đặng Quang Vinh, ở tỉnh Bạc Liêu, n&oacu keo nha kai 5。

Tôi nhớ có lần,ệtnhữkeo nha kai 5 nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Đặng Quang Vinh, ở tỉnh Bạc Liêu, nói rằng nếu không có cuộc thi ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long, sẽ không có Quang Vinh của hôm nay...

Triển lãm Mỹ thuật khu vực ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Tiền Giang vừa qua.

Như anh Vinh chia sẻ, từ cuộc thi này, đường đi của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh rộng mở hơn. Có người ví von là nhờ các cuộc thi như vậy mới thấy: “Người đi trước chưa già thì lớp trẻ đã tấn lên với tất cả sự hăm hở, trải nghiệm…”.

Sân chơi vinh danh nhiều nghệ sĩ

Những người hoạt động ở lĩnh vực nhiếp ảnh, mỹ thuật, cũng như ở các lĩnh vực nghệ thuật nói chung tôi có dịp gặp, cuộc đời của họ chẳng phẳng lặng, mà đầy những thăng trầm. Thế nhưng, ở họ toát lên sự tự tin, cầu tiến và làm tất cả để có thể trụ được với nghề. Hơn thế, họ làm nghệ thuật còn ở sự thôi thúc, cảm xúc của con tim, trước những hiện thực cuộc sống, để rồi mỗi năm, tự nhìn lại mình và đúc kết ra những kinh nghiệm riêng, cùng bước tiếp trên con đường nghệ thuật lắm chông gai, nhưng cũng nhiều niềm vui và hạnh phúc. Ai làm nghệ thuật cũng biết, được đến với nghề, theo và sống được với nghề đã mãn nguyện.

Nếu như họa sĩ bán tranh, làm thiết kế, vẽ quảng cáo, thì các NSNA làm thêm bằng cách chụp ảnh. Từ chỗ rong ruổi khắp nơi đã làm tươi mới những góc nhìn, mở hướng cho họ theo đuổi đam mê nghệ thuật. NSNA Quang Vinh  chia sẻ, từ một hiệu ảnh của gia đình, không chỉ nuôi sống mấy anh em của anh, mà còn truyền cho các anh niềm đam mê chụp ảnh. Lúc đầu chỉ biết chụp, dần đứng ra chụp chính và rồi tự suy nghĩ sao không chơi ảnh nghệ thuật. Từ bước một, các anh em đều tham gia và ai cũng có thành tựu riêng. Năm nay, dù ở những cuộc thi trong nước, anh chỉ dừng lại ở triển lãm, nhưng một số cuộc thi quốc tế anh đều có huy chương. Anh còn cùng những đồng nghiệp kỳ cựu ở tỉnh Bạc Liêu thành lập một câu lạc bộ chuyên đi săn ảnh tham gia các giải quốc tế, hoạt động rất sôi nổi, hào hứng…

Không có những cuộc thi, chắc có lẽ những nghệ sĩ cũng không có “đất” để thể hiện, trải nghiệm và học hỏi. Cuộc thi Mỹ thuật ĐBSCL được tổ chức đến lần thứ 21, là sân chơi khó có thể thiếu và các nghệ sĩ đều nói rằng không có sân chơi này, chắc ít ai ngoài tỉnh biết đến họ. Đó là chưa kể trước khi tham gia sân chơi lớn, từng địa phương đều tổ chức những cuộc thi để vừa tạo điều kiện cho anh em văn nghệ sĩ sáng tác, vừa phát hiện và chăm bồi những hạt nhân mới… Họa sĩ Nguyễn Hữu Phương, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Long An, chia sẻ: “Mỗi lần có triển lãm là anh lại đi, đi để xem đồng nghiệp mình phát hiện đề tài nào mới, mình làm được gì mới và được những gì. Để có được những lần gặp nhau đông đủ như vậy, là phải có sự dày công chuẩn bị và thai nghén đề tài trong suốt một năm…”.

Giúp người trẻ vươn mình

Theo suốt các cuộc triển lãm mỹ thuật khu vực ĐBSCL những năm qua trong vai trò giám khảo, họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, chia sẻ, mỗi năm, các tác phẩm không chỉ tăng về số mà còn cả về chất. Chất liệu được sử dụng cũng đa dạng, có đầu tư, nghiên cứu về đề tài, trăn trở với từng nét cọ, nét bút và đặt hết cảm xúc, tâm huyết vào trong từng tác phẩm, nên có nhiều tác phẩm có hồn, phản ánh được hiện thực xã hội một cách gần gũi, đầy đủ. Các tác phẩm điêu khắc có sự chuyển biến khá rõ, từ đề tài đến ý tưởng và sự tìm tòi trong cách thể hiện tạo nên những nét mới. Tranh sơn mài khó, nhưng bắt đầu xuất hiện nhiều và có chất lượng hơn.

Riêng nhiếp ảnh có sự bứt phá rõ nét, không chỉ đoạt giải cao ở các cuộc thi trong nước, mà còn hướng ra đến giải quốc tế. Như những nghệ sĩ nhiếp ảnh ở Bạc Liêu, không chỉ thành lập CLB nhiếp ảnh trẻ, mà còn có CLB nhiếp ảnh dành cho những người chuyên nghiệp, hướng đến những giải thưởng cao trong nước và quốc tế…

Không giữ danh hiệu cho riêng mình, các nghệ sĩ còn tiếp sức và ươm mầm cho những tài năng trẻ. Năm 2016 vừa qua, những tác giả đoạt giải cao ở hai cuộc triển lãm mỹ thuật và nhiếp ảnh đều là những người trẻ. Họ trưởng thành từ phong trào cũng có, đào tạo chuyên nghiệp cũng có. Dù thế nào thì sự bứt phá, vươn lên của họ, từ những bàn tay nâng đỡ của thế hệ đàn anh cũng thể hiện rất rõ, cùng với năng khiếu thiên bẩm thể hiện qua những góc nhìn độc, lạ của mình. Tác giả đoạt giải nhất tại Triển lãm Ảnh nghệ thuật ĐBSCL lần thứ 31, là một gương mặt mới toanh. Từ Thế Duy (tỉnh Kiên Giang), mới hơn 30 tuổi, là một người chơi ảnh nghiệp dư, mới vào nghề vài năm. Anh chia sẻ: “Hoàn toàn bất ngờ và thấy hạnh phúc. Tôi nghĩ phần may mắn nhiều hơn, vì mình mới tham gia vài năm, cách thể hiện cũng đơn giản. Với tôi, để hoàn chỉnh một tác phẩm, đòi hỏi phải bỏ ra rất nhiều công sức để nghiên cứu, chớp cho được “khoảnh khắc vàng”. Có lẽ tác phẩm của tôi đã may mắn có được điều này”… Nói nghe đơn giản, nhưng để có được sản phẩm, anh đã phải có mấy năm đi theo đàn anh, chắt lọc kinh nghiệm và chọn một góc nhìn mới. Rồi kỳ công hàng tháng trời đến nơi đó để nghiên cứu thời điểm nào là đẹp nhất. Anh nói thêm rằng, đạt giải là hạnh phúc, nhưng kèm theo đó là nỗi lo, bởi giờ đây, mình phải chỉn chu hơn và mỗi lần có tác phẩm lại phải xem hơn ở tác phẩm vừa rồi như thế nào…

Hàng ngàn tác phẩm mỗi năm ở một kỳ triển lãm và con số này tăng lên hàng năm là một tín hiệu mừng. Đó là những tác phẩm làm nên giá trị nghệ thuật cho từng lĩnh vực, được dệt nên từ những suy tư, trăn trở, trải nghiệm và rong ruổi cùng cuộc sống. Đó là hơi thở tươi mát làm dịu lòng người, là trái ngọt được làm nên từ trái tim của những người nghệ sĩ. Các nghệ sĩ tựa như những cánh én dệt nên những mùa vàng, tô điểm cho cuộc sống thêm ngọt ngào, thi vị… 

Bài, ảnh: THU THỦY

相关文章

最新评论