Khu Kinh tế Cửa khẩu Đồng Tháp được thành lập năm 2008,ópsứcvàchuyểngiaođềánKhuKinhtếCửakhẩuĐồngThánhan dinh bong da hom.nay có tổng diện tích 31.936 ha, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố quy hoạch ngày 09/09/2013 theo Quyết định 1580/QĐ-TTg. Tuy nhiên cho đến nay khu kinh tế này chưa có nhiều thay đổi và chưa mang lại hiệu quả cho địa phương.
Hưởng ứng chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 02/04/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII, Mekong Smart City (MSC) - công ty thành viên của NovaGroup, với lợi thế về quy mô của một tập đoàn đầu tư và phát triển kinh tế, hệ sinh thái đa dạng cùng ý thức tiên phong của doanh nghiệp, đã xây dựng đề án quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp.
Đây là đề án quy hoạch liên vùng, gồm khu biên giới cửa khẩu của 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp với kỳ vọng nơi đây sẽ là một đô thị biên mậu thông minh bao gồm Trung tâm Du lịch của khu vực (nhờ vào vị trí nối kết sông Mekong giữa 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và tiểu vùng sông Mekong mở rộng GMS (Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc), tận dụng hạ tầng giao thông GMS đang phát triển (đường sắt đường cao tốc sân bay, đường thủy) và trung tâm chế biến nông thuỷ sản của quốc gia (2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp có lợi thế về thuỷ sản, lúa gạo và cây trái).
Đề án quy hoạch bao gồm các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí…
Đây là vùng đất khó khăn nhưng có nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm giao thương của các nước tiểu vùng sông Mekong. Nếu Khu Kinh tế Cửa khẩu được quy hoạch phát triển đồng bộ, đươc hỗ trợ ưu đãi về cơ chế chính sách thì sẽ kích hoạt tạo đòn bẩy, tạo hấp lực cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
NovaGroup đã trao đổi thông tin, thảo luận từ các đối tác, mời gọi các nhà đầu tư như công ty công nghệ đa quốc gia Google, DEEP C của Bỉ, Amata của Thái Lan, JICA (Nhật Bản), Ngân hàng Tái Thiết Đức, CPG Corporation (Singapore), tập đoàn Sokimex của Campuchia, tập đoàn Viglacera, tập đoàn Viettel, Tổng Công ty Tân Cảng, Công ty Quản lý Quỹ Red Capital và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nếu đề án quy hoạch được thực hiện sẽ góp phần xoá bỏ các điểm nghẽn của Đồng bằng Sông Cửu Long về nối kết hạ tầng giao thông, phát triển đô thị, giáo dục, y tế tạo ra một điểm đến mới của du lịch tiểu vùng sông Mekong, một khu đô thị kinh tế kiểu mẫu của khu vực, một biểu tượng nối kết tình hữu nghị của hai nước Việt Nam và Campuchia, tạo ra rất nhiều việc làm, cũng như giảm nghèo, giảm nạn sinh kế ly hương của người dân miền Tây Nam bộ. Đồng thời dự án cũng giúp tăng nguồn thu ngân sách, nâng cao vị thế của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
NovaGroup mong muốn là đơn vị tiên phong đề xuất ý tưởng quy hoạch, cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, với địa phương, trung ương, nhằm hợp lực cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển.
Đại diện NovaGroup và Novaland bày tỏ mong muốn góp phần phát triển cộng đồng, giúp Đồng bằng sông Cửu Long bứt phá vươn lên. Nguồn lợi nhuận có được (nếu có) sẽ được tập trung vào việc phát triển an sinh xã hội trong 2 lĩnh vực Giáo dục và Y tế cho An Giang và Đồng Tháp.
Kết luận buổi họp, lãnh đạo Tỉnh Đồng Tháp bày tỏ sự cảm ơn đối với các doanh nghiệp và cho biết, Đồng Tháp có lợi thế rất lớn là Bộ Chính trị đã có nghị quyết về ĐBSCL, trong đó có chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển Khu Kinh tế Cửa khẩu Đồng Tháp. Điều này rất quan trọng để Đồng Tháp có thể đi các bước tiếp theo, đề xuất, kiến nghị, đưa ra giải pháp để Quốc hội, Chính phủ, Bộ ban ngành xây dựng cơ chế chính sách đặc biệt, hấp dẫn để phát triển khu vực này trong thời gian nhanh nhất.
Ngọc Minh