【lens – lyon】Không thể “bó tay” với lò đốt than củi

Ăn,ểldquoboacutetayrdquovớilograveđốtthancủlens – lyon ngủ cùng khói, bụi than

Ăn, ngủ và làm bất cứ hoạt động gì cũng ngửi thấy mùi khói, bụi sau khi các lò than lần lượt mọc lên trong khu dân cư - đó là những gì bà Vũ Thị Nga ở tổ 4, ấp Thanh Thịnh, xã Thanh Lương cho biết. Căn nhà bà Nga ở cách lò than khoảng 300m và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mùi khói, bụi than. Từ sáng sớm đến đêm, khói và bụi than theo chiều gió lan tỏa, làm ô nhiễm bầu không khí khu dân cư. Cứ mỗi lần hít vào, bà Nga cảm thấy tức ngực, khó thở. Nhiều người dân ở đây chọn cách đóng kín cửa để ngăn mùi khói bay vào nhà. Bà Nga nói: “Khi lò than hoạt động gây mùi hôi không chịu nổi. Gió chiều nào thì khói, bụi bay theo chiều đó. Vợ chồng tôi lúc nào cũng đeo khẩu trang, trừ lúc ngủ”.

Hộ ông Đinh Hoàng Chiến ở ấp Thanh Thịnh, xã Thanh Lương, TX. Bình Long đang sở hữu 10 lò đốt than củi. Mỗi lò luôn có khoảng 3 lao động làm việc, bốc vác, sắp xếp than vừa ra lò vào bãi tập kết, chờ vận chuyển đi các nơi tiêu thụ

Khu vực ấp Thanh Thịnh có khoảng 20 lò than của 3 hộ: Đinh Hoàng Chiến, Nguyễn Đình Liêm và Phạm Văn Trăng. Người dân ở đây cho biết, các lò than này hoạt động gần 10 năm nay. Theo đó, tình trạng ô nhiễm không khí trong khu dân cư tổ 4, 6, 7 ngày càng nghiêm trọng. Xung quanh khu vực lò than, trong bán kính khoảng hơn 300m có 30 hộ dân sinh sống. Hằng ngày, các hộ này phải sống trong cảnh khói, bụi nồng  nặc.

Nhà bà Nguyễn Thị Thơm cách lò than khoảng 50m nên thường xuyên hít mùi khói than. Căn bệnh viêm xoang của bà vì thế ngày càng nặng hơn. Vì không chịu nổi ô nhiễm không khí, đã có 3 hộ bán nhà đi nơi khác sinh sống. Gia đình bà Thơm không có điều kiện nên đành bám trụ trong cảnh ô nhiễm. Bà Thơm nói: “Trước đây có đoàn đến kiểm tra, xử phạt và yêu cầu các lò than chuyển đi nơi khác. Nhưng 3 năm trôi qua, các lò vẫn không có gì thay đổi”.

Không thể “bó tay”

Lò than của hộ ông Đinh Hoàng Chiến ở ấp Thanh Thịnh trên diện tích rộng khoảng 3.000m2, lúc nào cũng có nhiều đống củi lớn. Cứ đốt xong lò này thì củi lại được xếp vào lò mới. Mỗi lò luôn có khoảng 3 lao động làm việc, bốc vác, sắp xếp than vừa ra lò vào bãi tập kết, chờ vận chuyển đi tiêu thụ. Ông Chiến cho biết, gia đình đang sở hữu 10 lò đốt than củi. Mỗi lò xây dựng khoảng 100 triệu đồng. Nếu dẹp bỏ thì không thể lấy lại vốn đầu tư. Mặt khác, cả gia đình chỉ biết sống bằng nghề đốt than củi, chưa có nghề khác thay thế.

Lò than của gia đình ông Đinh Hoàng Chiến bị xử phạt 140 triệu đồng vì xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật gấp 3 lần

Trước phản ánh của người dân, ngày 10-6-2019, UBND thị xã Bình Long đã xử phạt vi phạm hành chính 3 chủ cơ sở đốt than củi ở ấp Thanh Thịnh. Riêng cơ sở của ông Chiến bị xử phạt 140 triệu đồng về hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 3 lần trở lên. Bà Nguyễn Thị Lượt (vợ ông Đinh Hoàng Chiến) nói: “Cứ 3 tháng, tôi mới đốt xong 1 mẻ than. Vì người dân phản ánh nhiều nên lò đã ngưng hoạt động hơn 6 tháng rồi. Cơ sở đã bị thu hồi giấy phép hoạt động 3-4 năm nay”.

Tuy nhiên, ông Lê Ngọc Huân, Trưởng ấp Thanh Thịnh cho biết: “Nhà tôi ở cách lò than khoảng 200m. Hằng ngày qua đây, lò nào đốt hay không tôi đều biết. Lò nhà bà Lượt mới đốt xong lò than, bằng chứng là công nhân đang bốc vác than ra lò và đang ém củi mới vào lò”.

Một lò than đang đỏ lửa ở ấp Thanh Thịnh, xã Thanh Lương

Mặc dù các cơ sở đã bị xử phạt nhiều lần trong một thời gian dài nhưng vẫn tiếp tục đỏ lửa. Khi cơ quan chức năng đến kiểm tra, các chủ cơ sở đều hứa đốt hết số củi còn lại sẽ giải thể hoặc di dời đi nơi khác nhưng sau đó, “đâu vẫn hoàn đấy”. Thậm chí, khi bị xử lý vi phạm, cả 3 cơ sở đều làm đơn xin miễn giảm tiền nộp phạt. Ông Trần Phương Nam, Phó trưởng Ban Dân vận Thị ủy Bình Long, nguyên Phó chủ tịch UBND thị xã cho biết: UBND thị xã đã thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở. Còn việc chưa cưỡng chế nộp phạt là do các hộ đang gặp khó khăn.

Thực tế, việc đốt củi lấy than ngay trong khu dân cư không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí, tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cũng như năng suất của cây trồng trong khu vực. Kế đến là tình trạng chặt phá cây cối, hủy hoại môi trường xanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

 Trước thực trạng nêu trên, để gỡ khó trước mắt, bên cạnh tuyên truyền, vận động những hộ đốt than nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường sống, chính quyền địa phương cần có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho số hộ này sớm chuyển đổi ngành nghề theo hướng thân thiện môi trường. Về lâu dài, rất mong các cấp và ngành chức năng của thị xã vào cuộc quyết liệt, xử lý “mạnh tay” nhằm bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và trả lại môi trường sống trong lành cho người dân.

Cúp C1
上一篇:Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
下一篇:Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu