Đó là những thông tin được Bộ trưởng Bộ KH&CN,ơchếtàichínhchokhoahọccôngnghệđãđượcđổimớimạnhmẽarsenal đấu với tottenham Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).
Chi cho KH&CN đảm bảo dự toán
Chiều 19/3, tại phiên chất vấn, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng đã nêu câu hỏi về tình hình chi ngân sách cho lĩnh vực KH&CN và hiệu quả của việc đầu tư cho các đề tài nghiên cứu khoa học.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, nguồn lực NSNN đầu tư cho nghiên cứu KH&CN đang chuyển động tích cực hơn theo hướng tăng đầu tư cho các đề tài cấp quốc gia; tăng đầu tư vào khu vực trọng điểm gắn với doanh nghiệp (DN), với cơ chế đối tác công tư để tăng cường hiệu quả. Bên cạnh đó, sự tham gia của xã hội, huy động nguồn lực xã hội cũng được quan tâm.
Cùng tham gia trả lời làm rõ hơn về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong những năm qua, mặc dù chúng ta phải ưu tiên ngân sách cho nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng riêng chi cho KH&CN cơ bản luôn được đảm bảo theo nghị quyết của Quốc hội hàng năm là khoảng 2% dự toán chi ngân sách. Trong giai đoạn 2011 – 2015, tổng chi ngân sách là 4.760.500 tỷ đồng; trong đó, chi trực tiếp từ NSNN cho KH&CN là 77.342 tỷ đồng; chi KH&CN cho quốc phòng an ninh là 7.750 tỷ đồng và từ nguồn ưu đãi thu nhập tính thuế của các DN là 18.470 tỷ đồng. Tổng số chi cho KH&CN là 95.812 tỷ đồng, bằng 2,01% chi NSNN. Tương tự, các năm 2016, 2017 và 2018, mức chi đều được bố trí tương đương 2% tổng chi ngân sách, đảm bảo theo nghị quyết của Quốc hội.
Về cơ chế tài chính cho KH&CN, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, thời gian qua, Bộ Tài chính đã cùng phối hợp với Bộ KH&CN thường xuyên đổi mới về cơ chế tài chính, đặc biệt là cơ chế tài chính cho các đề tài dự án. Với sự đổi mới này, 3 năm gần đây, cơ chế thanh toán, quyết toán kinh phí KH&CN đã có tiến bộ rất lớn. Những khó khăn, vướng mắc trong thanh toán, quyết toán các đề tài KH&CN thường được nhắc đến trước đây nay hầu như không còn. Các Thông tư 55, 27 (Thông tư liên tịch số: 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN và 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC) trong lĩnh vực tài chính cho KH&CN đã có bước đổi mới toàn diện, theo tinh thần khoán và khoán với sản phẩm cuối cùng. Theo tinh thần đổi mới này, người giao nhiệm vụ phải tự tuyển chọn, tự chịu trách nhiệm với kết quả đầu ra.
“Các quy định mới rất đề cao trách nhiệm của các cơ quan tuyển chọn đề tài, dự án, chủ đề tài dự án, chú trọng đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặt niềm tin nhất định, trách nhiệm nhất định vào các cơ quan, chủ đề tài dự án. Tất nhiên, chúng tôi vẫn vừa làm vừa theo dõi”, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.
Phối hợp quản lý chặt chẽ cả tài sản hữu hình và vô hình
Một vướng mắc nữa trong lĩnh vực KH&CN cũng đã được Bộ KH&CN và Bộ Tài chính cùng phối hợp tháo gỡ khó khăn cho DN là về quyền sở hữu, sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học có sử dụng NSNN.
Trả lời đại biểu Nguyễn Minh Đức nêu ý kiến DN phản ánh về việc khó khăn khi triển khai quyền sở hữu, kết quả nghiên cứu khoa học trên thực tiễn, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh thừa nhận có thực tế này và cho biết đã tiếp nhận, tìm giải pháp tháo gỡ.
Thời gian qua, việc sửa Luật KH&CN năm 2013 cũng như Luật Chuyển giao công nghệ đã có bước đột phá lớn khi giao quyền sở hữu nghiên cứu khoa học cho các tổ chức chủ trì để tiếp tục phát triển và thương mại hoá, gắn với quá trình tự chủ và xã hội hoá tiếp theo đó. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện từng lĩnh vực khác nhau chưa thực sự đồng bộ. Khi phát sinh vấn đề này, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết đã cùng bàn bạc với Bộ trưởng Bộ Tài chính để tìm giải pháp.
Theo đó, nội dung vướng mắc đã được xử lý tại Điều 105 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Sau khi luật ban hành, nội dung này đã được triển khai thành nghị định riêng, dự kiến sẽ báo cáo Chính phủ ngay trong tháng này để ban hành. Thực tế, quyền sở hữu các dự án nghiên cứu liên quan đến việc xử lý hai loại tài sản. Một là tài sản hữu hình gồm máy móc trang thiết bị đầu tư trong quá trình nghiên cứu. Hai là tài sản vô hình, nằm trong kết quả nghiên cứu. Tài sản hữu hình có thể xử lý ngay theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công nhưng phần tài sản vô hình thì không đơn giản. Tuy nhiên, sau khi phối hợp cùng Bộ Tài chính nghiên cứu tìm ra giải pháp, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng khó khăn này sắp tới sẽ được tháo gỡ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng vui mừng báo cáo thêm trước UBTVQH về việc lần đầu tiên Bộ Tài chính và Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ trong việc theo dõi các kết quả nghiên cứu cả về tài sản hữu hình và vô hình. Việc quản lý một cách có hệ thống này là cơ sở để các tổ chức KH&CN tiếp tục phát triển, thương mại hoá, tạo điều kiện cho các tổ chức này phát huy thế mạnh, từ đó có thể tự chủ mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.Theo báo cáo của Bộ KH&CN, giai đoạn 2016 - 2018, chi NSNN cho KH&CN được đảm bảo ở mức 2% tổng chi NSNN. Cơ cấu kinh phí đầu tư phát triển/kinh phí sự nghiệp KH&CN tiếp tục được đảm bảo theo tỷ lệ 40/60. Nguồn kinh phí ngoài NSNN riêng cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NC&PT) đã liên tục gia tăng.
Năm 2016, tổng kinh phí dành cho hoạt động KH&CN đạt 33.905 tỷ đồng, bao gồm NSNN dành cho KH&CN là 17.730 tỷ đồng, tổng kinh phí từ DN chi cho NC&PT là 16.175 tỷ đồng. Như vậy, về cơ cấu chi cho KH&CN, NSNN chiếm 52%, nguồn từ DN đã tăng lên 48%. Sự chuyển biến tích cực này có được nhờ DN đã quan tâm nhiều hơn tới KH&CN và sự đầu tư trọng điểm của một số DN lớn như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả trong tăng cường xã hội hóa trong nghiên cứu KH&CN.Hoàng Yến
顶: 44踩: 8868
【arsenal đấu với tottenham】Cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ đã được đổi mới mạnh mẽ
人参与 | 时间:2025-01-25 21:03:05
相关文章
- Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- TPHCM mưa giông kéo dài gần suốt tuần, đề phòng đột ngột có đợt rất to
- Án mạng kinh hoàng ở Quảng Ngãi, 4 người trong gia đình thương vong
- Cty Thịnh Phát Kon Tum 'gặp họa' vì vụ án kinh tế lớn
- Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- Cô dâu 14 tuổi mang bầu, Phó Chủ tịch xã cho con tảo hôn
- Cháy nhà trong hẻm ở TPHCM, một người chết
- Vụ nổ mới nhất ở Trung Quốc gây thiệt kinh hoàng
- Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- Báu vật rùa vàng 400 triệu đổi đời nông dân miền rừng
评论专区