【keonhacai 6】Bất cập trong môi trường kinh doanh vẫn đang hiện hữu

bat cap trong moi truong kinh doanh van dang hien huu

cC tới 40% DN cho rằng khoản chi không chính thức sẽ tăng lên trong thời gian tới. Ảnh minh họa: Hữu Linh.

49% DN có đầu tư mới

Báo cáo Đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam - Kết quả điều tra DNNVV năm 2015 vừa được nhóm nghiên cứu gồm Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới,ấtcậptrongmôitrườngkinhdoanhvẫnđanghiệnhữkeonhacai 6 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Đại học Copenhagen và Viện Khoa học lao động và xã hội vừa công bố đưa ra cái nhìn sâu đối với môi trường kinh doanh hiện nay các DNNVV đang hoạt động cũng như những rào cản họ phải đối mặt và cơ hội mà họ có được. Một số vấn đề như tỷ lệ đầu tư, tạo việc làm, tiền lương, năng suất lao động, chính thức hóa có sự cải thiện so với điều tra hai năm trước.

Theo đó, quá trình chính thức hóa của các cơ sở kinh doanh đã có bước tăng đáng kể tỷ lệ các DN chuyển sang khu vực chính thức trong giai đoạn 2013- 2015. Đã có khoảng 96% số DN chưa đăng ký chính thức trong điều tra năm 2013 đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế trong điều tra năm 2015, trong khi con số này chỉ là 8% trong báo cáo điều tra trước đó.

GS. Finn Tarp, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới, đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng, đây là một thành công rất lớn và dữ liệu điều tra một lần nữa chỉ ra tác động tích cực của tăng trưởng việc làm đến quá trình chính thức hóa. Vì vậy, Chính phủ nên tiếp tục và tăng cường các chính sách nhằm khuyến khích quá trình chính thức hóa các cơ sở kinh doanh.

Về đầu tư, năm 2013 có 47% DN có đầu tư mới, và tỷ lệ này đã tăng lên mức 49% trong điều tra năm 2015, điều này thể hiện xu hướng tích cực của hoạt động đầu tư trong giai đoạn này.

Báo cáo cũng cho thấy, tăng trưởng việc làm đã đạt được mức so với trước khủng hoảng và tỷ lệ DN rút khỏi thị trường đã giảm đi so với giai đoạn 2009-2013. Cụ thể, tăng trưởng việc làm tại khu vực DNNVV tăng 5,2% trong hai năm 2013-2015 và tỷ lệ rút khỏi thị trường của các này là 8,2%, thấp hơn so với giai đoạn 2009-2013 và đây là con số chấp nhận được.

Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, điều này là rất đáng khích lệ và là minh chứng rõ ràng về quan điểm chính sách kinh tế vĩ mô nhạy bén mà Việt Nam đã thực hiện nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Theo Th.S Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, có 2 số liệu đáng lưu ý trong một số cải thiện liên quan đến môi trường kinh doanh, thứ nhất là việc tiếp cận tín dụng. Tỷ lệ DN gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng đã giảm xuống 24% so với con số 45% của năm 2011 và 30% của năm 2013.

Thứ hai là con số DN rút khỏi thị trường là 8% trong hai năm điều tra. Con số 8% này theo thông lệ quốc tế là chấp nhận được, nguyên nhân của việc DN rút khỏi thị trường có thể do cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, do khó khăn, tuy nhiên, tới đây chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao, những DN này họ nằm ở đâu, là DN mới gia nhập thị trường hay DN yếu thế nào đó… do đó cần nghiên cứu để có chính sách thích hợp.

Khó khăn lớn nhất là tiếp cận tín dụng

Bên cạnh những cải thiện đã đạt được, một số bất cập trong môi trường đầu tư kinh doanh vẫn đang hiện hữu và gây khó khăn cho DNNVV. Nhìn chung, tỷ lệ các DNNVV Việt Nam gặp phải những trở ngại lớn đối với sự phát triển vẫn là khá cao. Năm 2015, có tới 83% số DN được điều tra cho biết họ có gặp trở ngại trong kinh doanh, tỷ lệ tương đương so với điều tra năm 2013.

Theo kết quả khảo sát, dù tỷ lệ DNNVV gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng giảm so với hai đợt điều tra khảo sát trước đó, song đáng tiếc đây vẫn là khó khăn hàng đầu của DNNVV hiện nay. Xếp sau khó khăn về tín dụng là những khó khăn đến sự giảm sút về cầu đối với các sản phẩm và sự canh tranh quá cao trong kinh doanh.

Liên quan đến vấn đề đầu tư, nguồn tài chính quan trọng nhất cho các khoản đầu tư mới là các khoản vay chính thức từ các ngân hàng hoặc tổ chức chính thức khác. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, nguồn tài chính này lại giảm 4% so với điều tra năm 2013, đây là một kết quả đáng ngạc nhiên khi mà nhiều chương trình hỗ trợ đầu tư của chính phủ để đã được triển khai.

Theo đại diện nhóm nghiên cứu, trong Kế hoạch Phát triển DNNVV 5 năm 2011- 2015 đã đặt ra mục tiêu là đầu tư của khu vực DNNVV chiếm 35% tổng đầu tư toàn xã hội. Sự không khớp nhau giữa việc cải thiện chính sách hỗ trợ đầu tư và thực tế vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức có thể là do việc triển khai các chính sách này vẫn còn chậm trên thực tế hoặc các hình thức hỗ trợ đầu tư từ các chương trình của chính phủ chưa thực sự nhắm tới nhu cầu của các DNNVV.

Khó khăn do thủ tục hành chính với cán bộ ngân hàng được cho là nguyên nhân lớn nhất, bên cạnh đó là do DN thiếu tài sản thế chấp vay vốn, do tỷ lệ lãi suất hoặc do DN không có nhu cầu vay thêm tín dụng, không muốn phát sinh thêm nợ.

Trao đổi về vấn đề này, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tỷ lệ DN gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng giảm thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ngân hàng là một loại DN đặc biệt, vì thế việc cho DN vay vốn phải được xem xét, cân nhắc cẩn trọng để bảo toàn vốn. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh, tiếp cận và tiếp nhận vốn là hai khái niệm cần lưu ý phân biệt. Một số DN sức khỏe yếu nên không thể tiếp nhận được nguồn vốn, do đó họ không có nhu cầu tiếp cận vốn. Vì thế, cần có giải pháp nâng cao năng lực, sức khỏe của DN để về lâu dài họ có nhu cầu tiếp cận vốn phát triển sản xuất kinh doanh và có đủ sức khỏe để tiếp nhận nguồn vốn.

Chi phí không chính thức sẽ tăng?

Một trong những vấn đề đáng lưu ý là chi phí không chính thức của các DNNVV không giảm mấy so với năm 2013. Nếu như năm 2013 có gần 45% DN được hỏi cho biết có chi phí không chính thức thì con số này của năm 2015 nhỏ hơn một chút với mức 42,7%. Mức giảm này theo đại diện nhóm nghiên cứu là không đáng kể. Trong đó, đáng chú ý là DN trong khu vực chính thức chiếm tỷ lệ vượt trội (85% năm 2013 và 98% năm 2015). Điều đáng nói, trong số các DN có chi ngoài, có tới 40% DN cho rằng khoản chi này sẽ tăng lên trong thời gian tới. Chi phí này được dùng để tiếp cận các dịch vụ công, để có được giấy phép và chứng chỉ, để dành được hợp đồng cung cấp cho chính quyền, giải quyết các vấn đề về thuế, hải quan…

Theo nhận định tại báo cáo, một phần nguyên nhân quan trọng của việc chi ngoài vẫn không được tiết lộ và điều đáng lưu ý là các DN tin rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng chi ngoài trong tương lai để đối phó với những khó khăn trong việc tuân thủ các quy định của Nhà nước và để theo kịp với sự cạnh tranh. Tuy nhiên, theo đại diện nhóm nghiên cứu, lợi ích rõ ràng của chi phí không chính thức là không rõ ràng vì các DN có chi phí này tỷ lệ tăng trưởng không cao hơn so với các DN không thực hiện hành vi này. Điều này ngụ ý rằng, việc hợp tác giữa Chính phủ và các hiệp hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc “phá vỡ vòng luẩn quẩn tiêu cực” này.

Th.S Phan Đức Hiếu cho rằng, đây là điều thú vị và câu chuyện này có ý nghĩa hai chiều, cho cả DN và cơ quan chức năng. Theo Th.S Phan Đức Hiếu, ở nước ngoài, các DN lớn có chính sách chống tham nhũng và đây là yếu tố để đánh giá năng lực cạnh tranh. Vì thế, các DN Việt Nam cần đấu tranh với chính mình trong vấn đề này.

Cho rằng khi chèo thuyền không thể thay đổi lịch trình chuyến đi 180 độ, GS. Finn Tarp khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần cố gắng tiếp tục các chính sách đang theo đuổi, không cần thay đổi gì nhiều. Hiện nay các DNNVV đang thiếu năng lực xây dựng chương trình đầu tư, do đó các DN cần được hỗ trợ xây dựng dự án án để được ngân hàng cấp vốn, đồng thời Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy DNNVV cải thiện công nghệ.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
下一篇:Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025