Dù sở hữu kích thước tí hon nhưng một số côn trùng cực kỳ nguy hiểm,ạicôntrùngcựcđộcnguyhiểmvớiconngườbongda tyle có thể tiêu diệt hàng ngàn sinh mạng chỉ bằng một vết cắn hoặc châm, trích. Rệp giường Theo báo Giáo dục Việt Nam, rệp giường là loài côn trùng thuộc bộ bọ xít (Hemiptera), rất khó tiêu diệt. Khi dùng các loại hóa chất trên thị trường để phun trực tiếp lên rệp, nó chỉ nằm liệt tại chỗ một lúc rồi sống lại và tiếp tục chạy. Không những thế, trứng rệp còn khó diệt hơn, nó có thể nở và làm lây lan nhanh chóng. Rệp giường là loài côn trùng thuộc bộ bọ xít (Hemiptera), rất khó tiêu diệtCác nhà khoa học đã chứng minh được loài rệp hút máu người có mang mầm bệnh, còn việc nó có khả năng truyền bệnh hay không vẫn chưa được khẳng định. Hiện khó có thể kiểm soát được sự phát tán của loại rệp này nhưng chỉ cần người dân có ý thức có thể tránh được sự lây lan ra cộng đồng. Bọ xít hút máu người Bọ xít hút máu người nổi lên là loài động vật nguy hiểm luôn rình rập con người. Đây là loại côn trùng tương đối lớn, lượng máu mà nó hút nhiều hơn gấp nhiều lần so với muỗi hay rệp. Bọ xít hút máu người thuộc họ bọ xít ăn sâu, rất dễ nhận biết về mặt hình thái, với các đặc điểm nổi bật như dài từ 9,5 - 33 mm, vòi cong và rất khỏe, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có những viền màu vàng, toàn thân màu nâu. Chúng hoạt động chậm chạp và chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày rất khó phát hiện vì nó chui vào khe cửa, khe bàn ghế và trần gỗ... Bọ xít hút máu người là loại côn trùng gây bệnh về máu rất nguy hiểmTại các nước khác, bọ xít này đã để lại một “quá khứ nặng nề” đối với con người. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nó truyền bệnh cho người thông qua ký sinh trùng có tên khoa học là Trybannosoma Cruzi, gây ra các bệnh về máu rất nguy hiểm, với các giai đoạn khác nhau. Nếu bị mãn tính, có thể gây bệnh kéo dài từ 10 - 30 năm, gây chết người bởi các bệnh máu như đau tim, tắc huyết áp, đặc biệt là miễn dịch. Bọ chét Theo báo Kiến thức,Bọ chét là loại ký sinh thường thấy nhấtt ở xung quanh con người. Các nghiên cứu cho thấy, bọ chét có thể gây bệnh dịch hạch, đặc biệt là bọ chét chuột Xenopsyella chéopis ký sinh trên các loại gặm nhấm là nguy hiểm và dễ gây bệnh nhất. Bọ chét có thể gây bệnh dịch hạchNgười bị bọ chét mang vi khuẩn dịch hạch cắn thì sẽ mắc bệnh, có thể là bị bệnh nhiễm khuẩn huyết ngay từ đầu hoặc vi khuẩn sẽ theo hệ tuần hoàn xâm nhập vào các cơ quan khác gây bệnh như viêm phổi, viêm hạch, viêm não…. Bọ ve Tuyệt đối không được trực tiếp dùng tay để bắt hay giết bọ veBọ ve là một loại ký sinh trùng hút máu, thường sống ký sinh trên chó, mèo, thậm chí là ngựa, gia súc, sư tử và những động vật có vú khác. Đây là một loài trung gian có thể truyền nhiều bệnh, gây thiếu máu, tê liệt và có thể dẫn đến tử vong. Ở nước ta do thói quen nuôi chó mèo còn rất phổ biến nên loại ký sinh trùng này có nhiều khả năng lây sang người, vì thế mọi nhà cần phải có ý thức vệ sinh chuồng trại và vật nuôi để phòng tránh. Đỉa Đỉa là một nhóm sinh vật thủy sinh thuộc ngành giun đốt (Annelida), có thân mềm, thích tấn công cá và động vật bò sát. Nếu gặp người, chúng cũng không ngán. Con người, trâu bò... khi lội dưới nước, gặp đỉa là chúng bám lấy ngay để hút máu.Vốn có thể trữ một lượng máu gấp vài lần khối lượng cơ thể, nên phải khi hút no, đỉa mới rời khỏi con mồi. Đỉa là một nhóm sinh vật thủy sinh thuộc ngành giun đốtVì thế, nếu bị đỉa bám vào người, cần lấy chút nước bọt, dầu hỏa hay chút xăng vào đầu ngón tay, rồi dí vào đầu đỉa là nó nhả ra ngay. Nếu có tý vôi, bôi vào đầu đỉa, nó sẽ ứa máu và giãy giụa mạnh đến chết. Muỗi Muỗi là loài côn trung hút máu và truyền bệnh lây nhiễm cho con người phổ biến. Chúng truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vang và một số bệnh do virut khác là muỗi vằn, tên khoa học (Aedes aegypti), sống ở vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Muỗi là loài côn trung hút máu và truyền bệnh lây nhiễm phổ biến cho con ngườiTheo bác sĩ Lương, những đối tượng dưới 5 tuổi và trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính ( tim, phổi, tiểu đường, khớp, thận …) khi có triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thì cần phải theo dõi chặt chẽ và đưa đến bệnh viện ngay vì để lâu bệnh sẽ trở nên trầm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Muỗi chủ yếu trú ngụ, đẻ trứng ở gần nhà, thường thích đốt máu người vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Muỗi truyền bệnh sốt rét là muỗi đòn xóc, tên khoa học (Anopheles), chúng có 3 loài truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam là Anopheles dirut, Anopheles sundaiais. Chúng thường trú đậu trên tường, mái, vách, gầm, gậm, vật treo…trong nhà, hốc cây, hố đất, lùm bụi ở quanh nhà. Minh Thảo(T/h) Tai nạn hy hữu: Xe Audi A6 chổng ngược trong một hộ dân nuôi ong mật |