Giá thép giảm 27 nhân dân tệ trên sàn giao dịch Giá thép hôm nay giao tháng 1/2024 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 27 nhân dân tệ xuống mức 3.851 nhân dân tệ/tấn. Giá điện tăng ảnh hưởng đến từng doanh nghiệp thép như thế nào? Mới đây, Bộ Công Thương đã quyết định nâng giá điện bán lẻ bình quân thêm 4,5% lên 2.006 đồng/kWh và thép được đánh giá là một trong những ngành chịu tác động lớn từ việc tăng giá này.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Mirae Asset đã đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện lên hoạt động của doanh nghiệp thép, hóa chất. Ước tính chi phí điện chiếm khoảng 9 - 10% giá vốn đối với doanh nghiệp sản xuất thép, tương đương với doanh nghiệp thuộc ngành hóa chất. Chứng khoán Mirae Asset giả định nếu chi phí điện tăng thêm, doanh nghiệp không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng, khi chi phí điện tăng 4,5% sẽ làm cho giá vốn bán hàng tăng thêm. Kéo theo đó, tổng lợi nhuận trước thuế của ngành thép giảm 23%. Tuy nhiên trên thực tế, tác động của việc tăng giá điện đối với những doanh nghiệp thép cũng có sự phân hoá, tuỳ thuộc vào công nghệ sản xuất. Cụ thể, với những doanh nghiệp chủ yếu sử dụng công nghệ lò hồ quang điện (EAF), mức độ ảnh hưởng sẽ lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp sử dụng lò cao (chủ yếu nung chảy bằng than cốc và mức tiêu thụ điện thấp hơn lò EAF). Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) hiện có 6 lò hồ quang điện với mức tiêu hao 300 - 618 kWh/tấn sản phẩm. Hiện tại, năng lực sản xuất thép lò quang điện điện của VNSTEEL là 2,8 triệu tấn/năm. Các lò điện tiên tiến của thế giới có mức tiêu hao điện dao động trong khoảng 300 - 400 kWh/tấn. Trong khi đó, Hoà Phát chủ yếu sử dụng công nghệ lò cao và tự chủ phần lớn lượng điện cho sản xuất. Ngoài ra, công ty có một lò hồ quang điện công suất nhỏ 400.000 tấn/năm tại Hưng Yên. Hiện Hoà Phát tự chủ được 80% điện cho sản xuất thép, nên ảnh hưởng không quá nhiều. Đây là lợi thế lớn trong bối cảnh giá điện tăng. Ngoài ra, đối với đối với lò hồ quang điện, mức tiêu hao điện của lò này ở mức tương đương so với mặt bằng chung tại Việt Nam. Đối với lò cao, lượng tiêu thụ điện khoảng 300 - 400 kWh/tấn phôi thép, tuỳ từng thời điểm. Giá thép trong nước không có biến động hơn 2 tháng Từ sau phiên giảm giá lần thứ 19 ngày 7/9, đến nay giá thép trong nước không có biến động. Đây là thời gian được ghi nhận là dài nhất trong năm không có biến động về giá thép trong nước. Cụ thể, từ 7/9, một số doanh nghiệp thép trong nước thông báo giảm 100.000-310.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên giá bán. Cụ thể, ở lần giảm giá thứ 19 này, thương hiệu Thép Hòa Phát hạ giá 100.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240 ở cả 3 miền. Giá sau điều chỉnh, giá dòng thép này ở miền Bắc, miền Trung xuống còn 13,43 triệu đồng/tấn; trong khi ở miền Nam có giá bán 13,53 triệu đồng/tấn. Còn giá thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên so với đợt điều chỉnh trước, ở mức 13,74-13,79 triệu đồng/tấn. Thép Việt Ý tại miền Bắc giảm 210.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, giá còn 13,43 triệu đồng/tấn; dòng thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ ở mức giá 13,69 triệu đồng/tấn. Thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, giá bán về mức 13,74 triệu đồng/tấn. Còn sản phẩm sản phẩm thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu này vẫn có giá bán là 13,89 triệu đồng/tấn. Thép Kyoei Việt Nam giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, ở mức 13,46 triệu đồng/tấn. Thép D10 CB300 vẫn giữ nguyên ở mức 13,71 triệu đồng/tấn. Thép Pomina cũng hạ 110.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 còn 13,48 triệu đồng/tấn, thép vằn thanh ở mức 14,38 triệu đồng/tấn. Từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước giảm sâu tới 19 lần liên tiếp. Sau 19 phiên giảm này, giá thép đã “về đáy” thấp nhất trong 3 năm qua. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nguyên nhân giá thép trong nước liên tục giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm. Tiêu thụ chậm thép xây dựng đến từ nguyên nhân thị trường bất động sản còn ảm đạm, đầu tư công chưa khởi sắc. Không những thế, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu. Với tình hình thực tế này, VSA dự kiến đà giảm của giá thép còn chưa dừng lại từ nay đến cuối năm. Sau 19 phiên giảm, giá thép hôm nay vẫn chưa có biến động, giao dịch ở mức như sau: Giá thép tại miền Bắc Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng, xuống mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 giảm 210 đồng, xuống ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.690 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 giảm 310 đồng, xuống mức 13.430 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.890 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 giảm 210 đồng xuống mức 13.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.500 đồng/kg. Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 giảm 210 đồng, xuống mức 13.190 đồng/kg; trong khi đó thép thanh vằn D10 CB300 tiếp tục giữ ở mức giá 13.400 đồng/kg. Thép VJS, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.500 đồng/kg - giảm 300 đồng. Giá thép tại miền Trung Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg - giảm 100 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg - giảm 200 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.140 đồng/kg. Thép VAS, hiện thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.550 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.400 đồng/kg - giảm 100 đồng. Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.480 đồng/kg - giảm 110 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng, có giá 14.380 đồng/kg. Giá thép tại miền Nam Thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg - giảm 100 đồng. Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg. Thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, có giá 14.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.380 đồng/kg. |