发布时间:2025-01-10 10:17:58 来源:88Point 作者:La liga
Cuộc khẩu chiến qua lại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Triều Tiên liệu có dẫn tới một cuộc xung đột trên Bán đảo Triều Tiên?
Việc Tổng thống Trump dọa sẽ tung đòn “bão lửa và cơn thịnh nộ” nhằm vào Triều Tiên khiến thế giới, đặc biệt là châu Á rúng động. Giới phân tích cảnh báo "sự leo thang khẩu chiến" sẽ làm tăng khả năng nổ ra chiến tranh, bắt nguồn từ một tính toán sai lầm, hay sự hiểu nhầm một tuyên bố bạo miệng. Nhiều chuyên gia cho rằng dù mạnh mồm đe dọa Triều Tiên, nhưng ông Trump chưa chắc đã xem xét thấu đáo những hệ quả từ việc sử dụng ngôn từ này. Nó đặt ra câu hỏi về chiến lược của Mỹ: Liệu Mỹ có nhận ra cái giá mà các đồng minh thân cận nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ phải trả nếu Mỹ hiện thực hóa lời đe dọa hay không? Về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc hiện vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên kể từ sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc bằng một hiệp định đình chiến chứ không phải hiệp ước hòa bình. Trong bối cảnh này, những tuyên bố kích động từ cả hai phía càng làm gia tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh. Và một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên sẽ khiến Mỹ và đồng minh khu vực phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Nhiệm vụ của những người cầm quân là phải đảm bảo an toàn và an ninh cho người dân. Đây cũng là lý do tại sao nhiều năm qua, các chính quyền Mỹ (của phe Cộng hòa hay Dân chủ) đều bác bỏ giải pháp quân sự khi xem xét vấn đề Triều Tiên. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có trách nhiệm phối hợp với các đồng minh để đảm bảo rằng những hành động của họ không phải hy sinh sự an toàn và an ninh của chính mình, trừ phi thực sự không còn lựa chọn nào khác.
Xem ra rất khó hạ nhiệt cuộc đấu khẩu đang sôi sùng sục hiện nay, bất chấp hàng loạt cảnh báo và can ngăn từ giới chuyên gia, học giả và cả các chính khách, nghị sĩ Mỹ, cũng như lời kêu gọi kiềm chế và đối thoại từ phía giới chức Hàn Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Triều Tiên và Mỹ chưa có khả năng xảy ra trong ngắn hạn. Giới chức Mỹ dường như đang "cân nhắc nghiêm túc" về việc bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Triều Tiên nhắm vào những vùng biển xung quanh đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ trên Thái Bình Dương. Hòn đảo này hiện được bảo vệ bởi Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), một trong những vũ khí chính của Mỹ trong việc chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa. Tháng 4/2013, Mỹ đã triển khai 6 tên lửa trong hệ thống THAAD tại đây, nâng tổng số lên 48 tên lửa đánh chặn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo công nghệ đánh chặn tên lửa của Mỹ vẫn chưa thể đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ này vì THAAD hiện vẫn là một hệ thống thử nghiệm, tức là chưa thể chắc chắn sẽ đánh trúng mục tiêu. Đây có lẽ là lý do chính khiến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rất muốn phóng tên lửa đến Guam: Thử nghiệm tính hiệu quả của hệ thống này. Đây là một hành động có tính toán nhằm chứng minh những tuyên bố của Washington về khả năng phòng thủ tên lửa chỉ là "bịp bợm". Nếu 1 trong 4 tên lửa tầm xa chọc thủng thành công hệ thống phòng thủ của Mỹ, đó sẽ là thắng lợi to lớn đối với Bình Nhưỡng và sẽ khiến quân đội Mỹ lúng túng.
Cuối cùng, giới phân tích cho rằng những lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump rốt cuộc sẽ chỉ là "võ mồm". Những tuyên bố của Trump thực ra rất mơ hồ, không nói rõ ranh giới đỏ ông đặt ra là gì. Điều gì sẽ buộc Mỹ phải tấn công? Ông Trump nói rằng ông sẽ phản ứng nếu Triều Tiên tấn công các lợi ích của Mỹ, như vùng lãnh thổ Guam thuộc Thái Bình Dương, hay các đồng minh của Mỹ tại khu vực. Nhưng ông cũng nói rằng phản ứng không nhất thiết là một cuộc tấn công đáp trả. Theo các phụ tá của Trump, sau cả cuộc đời kinh doanh thành công, ông Trump luôn muốn bắt đầu cuộc đàm phán ở thế "trên cơ". Tuy nhiên, nếu những phát ngôn cứng rắn của ông đi quá giới hạn của sự đe dọa, thì chính ông sẽ không có đường lùi.
相关文章
随便看看