【bxh bd nauy】Xử lí rốt ráo doanh nghiệp FDI vắng chủ

作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 17:13:47 评论数:

xu li rot rao doanh nghiep fdi vang chu

Các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam. Ảnh: T.H

TheửlírốtráodoanhnghiệpFDIvắngchủbxh bd nauyo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lí Khu công nghiệp các tỉnh, tính đến 31-5-2013 có trên 500 dự án/DN FDI vắng chủ, chỉ tính riêng tại TP.HCM (đến 30-9) có gần 100 DN FDI ngưng và tạm ngưng hoạt động.

Các DN chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như: Quản lí DN, xây dựng, bất động sản, thương mại, phầm mềm…Phần lớn những DN này do nhà đầu tư Hàn Quốc, Trung Quốc thực hiện, có quy mô nhỏ (vốn đầu tư dưới 500 nghìn USD) và thuê lại nhà xưởng của các nhà đầu tư khác, không có hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 3 nguyên nhân khiến các chủ DN bỏ về nước, gồm: DN thua lỗ, không trả được lương cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ tài chính và thanh toán các khoản nợ nên buộc phải đóng cửa, ngừng kinh doanh; chủ DN lo ngại việc thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động, thanh lí và giải thể DN có thể mất thời gian, tốn chi phí nên đã bỏ về nước mà không thực hiện các thủ tục này; một số DN ĐTNN hoạt động kinh doanh không lành mạnh, nhằm mục đích trục lợi để huy động vốn, đưa lao động vào Việt Nam và bỏ về nước sau khi đạt được mục đích.

Tình trạng trên đã đã tác động ở những mức độ khác nhau về kinh tế, xã hội, trật tự quản lí nhà nước và môi trường đầu tư, như: người lao động bị mất việc làm, bị nợ lương và các chế độ khác theo quy định; Nhà nước bị thất thu ngân sách do DN còn nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội…

Trong quá trình giải quyết DN vắng chủ, các cơ quan quản lí nhà nước ở các địa phương đã gặp phải nhiều vướng mắc. Đối với việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, do pháp luật hiện hành chưa có quy định về thu hồi giấy chứng nhận đầu tư với với DN FDI vắng chủ. Điều 65, Luật Đầu tư chỉ quy định việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án chậm tiến độ hoặc dự án không thực hiện, không quy định trường hợp dự án có nhà đầu tư bỏ về nước. Do vậy, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư không có căn cứ pháp lí để thu hồi trong trường hợp này.

Đối với việc giải thể, thanh lí DN: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, DN chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, đối với các dự án/DN FDI vắng chủ là các dự án đã triển khai hoạt động, đã phát sinh các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác nên không đáp ứng điều kiện để thực hiện thủ tục giải thể. Hơn nữa, theo quy định, các DN tự thực hiện việc thanh lí, giải thể, cơ quan quản lí không thể làm thay.

Đối với việc xử lí tài sản, công nợ (trong đó có nợ lương của người lao động) trong các trường hợp vắng chủ nêu trên rất khó giải quyết tại cơ quan trọng tài hoặc tòa án. Bởi vì, cơ quan trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp khi có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa DN và chủ nợ về việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Trên thực tế, tranh chấp giữa chủ nợ và DN ĐTNN vắng chủ không có thỏa thuận trọng tài từ trước nên không thể giải quyết được tại cơ quan trọng tài

Do đó, cơ quan quản lí ở địa phương không có cơ sở để thanh lí dự án, giải thể DN đối với các trường hợp nêu trên. Ngoài ra, các cơ quan quản lí còn gặp khó khăn trong việc thu hồi đất, xử lí tài sản, công nợ; giải quyết chế độ cho người lạo động, không thu hồi được giấy chứng nhận đầu tư, con dấu…

Để xử lí đứt điểm đối với các trường hợp nêu trên, sau cuộc họp với các cơ quan quản lí, mới đây, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra dự thảo các giải pháp xử lí đối với DN FDI vắng chủ lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan quản lí trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

Lê Thu

最近更新