发布时间:2025-01-10 10:12:29 来源:88Point 作者:Thể thao
TPHCM: Nhức nhối vấn đề xây dựng không phép | |
Xây dựng không phép,Loạnbảng xếp hạng vđqg hà lan sai phép: Vì sao "con voi vẫn chui lọt lỗ kim"? | |
Dự án "đất vàng" 9.000m2 của CapitaLand - Hiền Đức xây dựng không phép? | |
TP.HCM: Tình trạng xây dựng không phép phổ biến |
Ngang nhiên vi phạm
Người dân sống quanh khu vực hồ Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội hiện rất bức xúc vì nhiều dự án nghỉ dưỡng ngang nhiên san lấp hồ để tiến hành xây dựng mà cơ quan quản lý chưa có biện pháp xử lý. Đó là hai dự án thuê đất xây dựng nhà vườn sinh thái hồ Đồng Mô- G9 resort do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Đông Sơn làm chủ đầu tư và dự án Resort Spa cây bồ đề do Công ty cổ phần Thương mại Đồng Mô làm chủ đầu tư.
Vi phạm trật tự xây dựng thời gian qua vẫn rất "nóng". |
Một dự án khác cũng ngang nhiên xây dựng không phép là dự án Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh. Bệnh viện có quy mô 500 giường bệnh với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng trên tổng diện tích đất 2,5 ha tại địa bàn phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Mặc dù chưa có giấy phép xây dựng nhưng thời gian gần đây, Công ty TNHH BVĐK tư nhân An Sinh- Phúc Trường Minh- chủ đầu tư đã tổ chức thi công rầm rộ dự án bệnh viện trên.Vi phạm này diễn ra một thời gian dài dù nhận được nhiều phản ánh của người dân, cơ quan chức năng sở tại cũng có những động thái thanh, kiểm tra ban đầu song tất cả như “ném đá ao bèo”, việc san lấp hồ vẫn ngày đêm diễn ra. Và chỉ đến khi Thanh tra TP. Hà Nội có văn bản thanh tra toàn bộ dự án nêu trên, việc xây dựng mới cơ bản được “tạm dừng”.
Phát hiện sự việc, ngày 5/8/2019, UBND quận Nam Từ Liêm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (số 2853) đối với Công ty TNHH BVĐK tư nhân An Sinh- Phúc Trường Minh với hành vi vi phạm tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng. Với hành vi vi phạm của công ty bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính là 40 triệu đồng. Đồng thời, công ty phải có giấy phép xây dựng, trình cấp có thẩm quyền đúng quy định.
Nói về sai phạm của dự án này, ông Nguyễn Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, hiện UBND quận Nam Từ Liêm yêu cầu Công ty TNHH BVĐK tư nhân An Sinh- Phúc Trường Minh dừng mọi hoạt động thi công tại dự án BVĐK tư nhân an sinh để hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định. "Trong thời gian tới, Quận sẽ tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc quận và UBND phường Phú Đô thường xuyên dõi, giám sát kiểm tra và xử lý kịp thời vi phạm theo quy định", ông Nam nêu.
Hay sự việc làm “nóng” dư luận nhiều ngày, nhiều tháng qua là việc xây dựng không phép trên đất rừng tại huyện Sóc Sơn. Theo đó, những năm qua, hàng loạt các khu sinh thái, homestay nghỉ dưỡng, biệt thự nhà vườn như The Choai Villa Sóc Sơn; The Homie Sóc Sơn; The Moonlight Sóc Sơn; Khu sinh thái Thiên Phú Lâm – Sóc Sơn; Nhà bên rừng U-LESA; Trà hoa viên Sóc Sơn... xây dựng trái phép trên đất rừng đều nằm gần Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội (đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) nhưng không bị xử lý.
Đến tháng 3/2019, TP. Hà Nội công bố kết luận thanh tra, trong đó chỉ ra hàng nghìn công trình xây dựng vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn. Theo đó, chỉ riêng hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm.
Theo tìm hiểu phóng viên được biết, cả huyện Sóc Sơn có 84 ha đất nông nghiệp bị xây dựng trái phép, nhưng hiện mới có 40% diện tích được xử lý. Trong đó, vi phạm nghiêm trọng nhất là xã Phù Lỗ. Lãnh đạo huyện cho biết, để xảy ra vi phạm như vậy là do chính quyền xã buông lỏng quản lý, thậm chí có tiếp tay, còn người dân thì e ngại đấu tranh vì nhiều lý do khác nhau.
Nói về vi phạm trật tự xây dựng diễn ra tràn lan thời gian qua ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, vấn nạn xây nhà trái phép, không phép ngang nhiên tồn tại nhiều năm qua ở TP. Hà Nội chủ yếu do sự buông lỏng của chính quyền một số quận, huyện và cơ sở trong thời gian dài, thậm chí có biểu hiện trù dập cán bộ khi phanh phui.
Hậu quả của vi phạm theo nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là rất nặng nề khi quy hoạch đô thị bị băm nát; các khu nhà lộn xộn, tạm bợ mọc nên như nấm; điều kiện cơ sở hạ tầng như đường đi lối lại; điện nước sinh hoạt thiếu trầm trọng; đẩy cuộc sống của hàng ngàn hộ dân vào thế bấp bênh, tiềm ẩn các nguy cơ về cháy nổ rất cao; trật tự an ninh khó quản lý.
Nghiêm với sai phạm
Một thực tế đang diễn ra không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều TP lớn khác đó là tình trạng cá nhân, tổ chức biết việc xây dựng không phép là vi phạm song vì lợi nhuận lớn nên vẫn tiến hành. Và khi xây dựng không phép vấp phải thanh tra, kiểm tra thường có tâm lý “bôi trơn” để xong chuyện. Nếu “bôi trơn” thành công, thở phèo, ngược lại không hề run sợ, vẫn ngang nhiên tiến hành với tâm lý chây ỳ. Vậy nên nếu các cơ quan quản lý không quyết liệt với vấn nạn xây dựng không phép, không tiến hành xử lý vi phạm một cách thực chất, quyết liệt, nghiêm minh, công tâm rất dễ rơi vào cảnh “đánh trống bỏ dùi”; làm theo kiểu “phong trào”.
Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam, để đẩy lùi nạn xây dựng không phép, trái phép, chính quyền các cấp của TP cần có các cơ chế điều chỉnh, ràng buộc để cán bộ công chức không dám vi phạm; khi vi phạm sẽ bị xử lý thích đáng không e dè, vị nể. “Chỉ khi nêu cao kỷ cương kỷ luật trong đội ngũ cán bộ công chức mới mong dẹp được nạn thỏa hiệp, tiêu cực trong lĩnh vực xây dựng”, ông Nghiêm nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, TP cần tiếp tục đôn đốc chính quyền các quận, huyện và ngành chức năng thường xuyên rà soát công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho người dân nắm; kiên quyết thu hồi và xóa các dự án “treo” quá hạn định; đẩy nhanh việc cho chuyển đổi mục đích đất ở những này để người dân có thể làm nhà cửa một cách hợp pháp. Tạo ra quỹ nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đa dạng để người dân lựa chọn.
Bàn về vấn nạn xây dựng không phép hiện nay, nhiều chuyên gia quy hoạch và bất động sản đều có chung một trăn trở đó là vì sao nhiều cán bộ bị kỷ luật nhưng tình trạng bỏ qua, ngó lơ cho công trình xây dựng trái phép ở một số nơi vẫn tồn tại? Đó có phải tình trạng nhờn với Luật hay một số cán bộ có chức năng quản lý ở nhiều địa phương đã tự cho mình cái quyền này, xem đây là mảnh đất màu mỡ để nhũng nhiễu tiêu cực; trong khi hộ dân vì nhu cầu bức bách về chỗ ở, vì tấc đất tấc vàng nên nhắm mắt làm liều, sẵn sàng chung chi để công trình trót lọt.
Thủ đô Hà Nội là đầu não, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước vậy nên áp lực về dân số sẽ tiếp tục tăng do thu hút mạnh nguồn nhân lực từ khắp nơi đổ về; nhu cầu về nhà ở của người dân sẽ càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do đó TP rất cần thực hiện đồng bộ các chính sách mới mong dẹp căn cơ nạn xây dựng trái phép, không phép trong thời gian tới.
Với những dự án xây dựng khi chưa có giấy phép sẽ áp dụng Điều 15, Nghị định 139/2017/NĐ-CP để xử phạt. Theo đó, ngoài biện pháp phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, còn buộc chủ đầu tư dự án phải có biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm... |
相关文章
随便看看