Và có cam kết tự thu xếp trong nguồn kinh phí của đơn vị để điều chỉnh tiền lương tăng thêm theo lộ trình. Ông Phạm Quốc Trung (Quảng Ngãi) công tác tại bệnh viện thuộc miền núi,Đượcchibổsungthunhậptừnguồncảicáchtiềnlươnhận định bóng đá u23 hôm nay được ngân sách bảo đảm toàn bộ kinh phí. Trong năm 2016, bệnh viện được Sở Y tế giao dự toán như sau: - Nguồn kinh phí tự chủ (tính chất nguồn kinh phí 13): 2,6 tỉ đồng. - Nguồn kinh phí tự chủ thực hiện cải cách tiền lương (tính chất nguồn kinh phí 14): 4,8 tỷ đồng. Đơn vị thực hiện chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp 4,7 tỷ đồng (trong đó kinh phí tự chủ nguồn 13 là 1,2 tỷ đồng, kinh phí thực hiện cải cách tiền lương nguồn 14 là 3,5 tỷ đồng). Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương nguồn 14 còn lại 1,3 tỷ đồng. Đơn vị ông chi bổ sung thu nhập cho cán bộ viên chức 800 triệu đồng (tiểu mục 6404), phần còn lại 500 triệu đồng chuyển sang năm 2017. Trong quá trình thanh tra kinh phí năm 2016, thanh tra kết luận đơn vị ông chi kinh phí thực hiện cải cách tiền lương không đúng quy định, kinh phí thực hiện cải cách tiền lương dùng để chi phần chênh mức lương cơ sở mới so với mức lương cơ sở cũ, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp, không được chi bổ sung thu nhập. Ông Trung hỏi, Sở Y tế giao dự toán cho đơn vị ông có đúng không? Nội dung kết luận của thanh tra như vậy có đúng không? Đơn vị ông có được phép chi bổ sung thu nhập và trích lập quỹ đối với kinh phí cải cách tiền lương hay không? Nguồn kinh phí cải cách tiền lương có bắt buộc phải hạch toán theo tính chất nguồn kinh phí 14 không? Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau: Việc giao dự toán của đơn vị dự toán cấp trên cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước căn cứ qui mô, tính chất hoạt động, cơ chế tài chính mà đơn vị đang áp dụng. Về thực hiện chi từ nguồn cải cách tiền lương Căn cứ theo hướng dẫn tại Tiết b, Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 103/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính, việc xác định nguồn để đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đối với đơn vị sự nghiệp công lập: “Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sau khi đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Điều 2 Thông tư này mà nguồn thu dành để cải cách tiền lương vẫn còn lớn và có cam kết tự thu xếp trong nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện điều chỉnh tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định, thì được sử dụng nguồn còn dư để chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn, thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định hiện hành; kết thúc năm ngân sách, báo cáo cơ quan chủ quản để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính kết quả sử dụng nguồn kinh phí này”. Theo đó, đơn vị chỉ được phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định hiện hành sau khi đã thực hiện chi điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định mà nguồn thu dành để cải cách tiền lương vẫn còn lớn và có cam kết tự thu xếp trong nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện điều chỉnh tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Về hạch toán nguồn kinh phí cải cách tiền lương Theo hướng dẫn tại Điểm 3, mục II, Phần A Công văn số 8859/BTC-KBNN ngày 9/7/2013 của Bộ Tài chính: “Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên phải theo dõi chi tiết theo mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất nguồn kinh phí), đơn vị sử dụng ngân sách phải sử dụng kinh phí theo đúng cơ cấu nguồn kinh phí được cấp và trong phạm vi số dư còn lại của nguồn kinh phí đó”... và “mã nguồn 14- Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương: Bao gồm các nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương được giao trong dự toán của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính”. Theo đó, dự toán nguồn kinh phí cải cách tiền lương cơ quan có thẩm quyền giao cho đơn vị vào mã nguồn 14, và đơn vị phải theo dõi quyết toán đúng tính chất nguồn kinh phí được giao. Theo Chinhphu.vn |