Nhanh cũng không thể sớm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trong báo cáo gửi tới các cơ quan hữu trách gần đây đã cho hay,ựánNhiệtđiệnNhơnTrạchChưarõcamkếtsảnlượngđiệbang xep hang bong da duc 2 Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 sử dụng nguồn LNG nhập khẩu. Nhận thức được tầm quan trọng của dự án này trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt với khu vực phụ tải lớn nhất cả nước là vùng Đông Nam bộ, nên Petrovietnam và Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) đã rất nỗ lực triển khai các công tác chuẩn bị đầu tư. Tới cuối tháng 9/2022, Dự án đã hoàn thành nhiều công việc quan trọng và cơ bản đáp ứng được tiến độ đề ra. Đơn cử, công tác đền bù dù gặp nhiều khó khăn, nhưng đã hoàn thành toàn bộ và PV Power đang phối hợp với các sở, ngành liên quan để hoàn thành các thủ tục về bàn giao đất và cho thuê đất Dự án. Cùng lúc đó, các nhà thầusan lấp cũng đang tập trung hoàn thành công tác san nền để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu EPC, bảo đảm không ảnh hưởng tới tiến độ. PV Power cũng đã phối hợp với Tổ hợp tư vấn Ngân hàngCitibank (Mỹ) và ING (Hà Lan) để thu xếp vốn cho Dự án trong bối cảnh không có bảo lãnh của Chính phủ. Kết quả đạt được là rất tích cực và khả quan. Cụ thể, theo cấu trúc vốn, khoảng 4.000 tỷ đồng vay thương mại trong nước đang chờ phê duyệt cuối cùng của Vietcombank. Phần còn lại là vay tín dụng xuất khẩu (ECA) và thương mại nước ngoài. Dẫu vậy, điều kiện tiên quyết để ký hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn là Hợp đồng mua bán điện (PPA) và Hợp đồng mua bán khí (GSA) phải được ký kết. Đáng nói là, mặc dù đàm phán rất rốt ráo và đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng trong PPA, nhưng vẫn còn nội dung “sản lượng điện hợp đồng (Qc)” - vấn đề ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả của dự án - vẫn chưa được các bên thống nhất. Thậm chí, vấn đề này được Petrovietnam cho là “cần thiết báo cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến chỉ đạo giải quyết”. Hiện tại, PV Power đề xuất Qc hàng năm là 80-90% sản lượng điện năng phát ra bình quân nhiều năm của Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3&4 và thời gian áp dụng là 15 năm kể từ khi đi vào vận hành thương mại. Lý giải cho đề xuất này, Petrovietnam/PV Power cho biết, với tổng công suất 1.500 MW, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 là loại lớn, cần nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn LNG/năm. Vì vậy, việc mua bán cần được thực hiện qua hợp đồng dài hạn nhằm đảm bảo nguồn cung LNG ổn định cho nhà máy vận hành hiệu quả, liên tục. Do đó, việc cam kết bao tiêu nhiên liệu LNG trong hợp đồng cung cấp nhiên liệu là điều khoản bắt buộc đối với bên mua theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, nguồn cung LNG có sự khan hiếm nhất định trong tình hình bất ổn địa chính trị như hiện nay, nên việc mua LNG cần theo các hợp đồng dài hạn, nhằm tránh sự biến động giá quá lớn như trên thị trường giao ngay. “Các nhà tài trợ vốn chỉ chấp thuận cho vay khi dự án đảm bảo hiệu quả và cân đối được dòng tiền trả nợ, nên thẩm định rất khắt khe về tính hiệu quả và dòng tiền trả nợ của dự án. Vì thế, mức Qc như đề nghị của PVN/PV Power là điều kiện tiên quyết để thu xếp vốn thành công, dẫn tới ký hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn vay phù hợp với tiến độ xây dựng Dự án như hợp đồng EPC đã ký”, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Petrovietnam cho biết trong kiến nghị gửi các cơ quan chức năng. Điểm chốt là tỷ lệ Qc Theo điểm a, khoản 1, Điều 16, Thông tư 45/2018/TT-BCT và khoản 4, Điều 1, Thông tư 24/2019/TT-BTC thì đơn vị phát điện và đơn vị mua điện có trách nhiệm thỏa thuận, thống nhất và quy định trong hợp đồng mua bán điện về tỷ lệ sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp đồng trong khung quy định hoặc sản lượng hợp đồng năm (hoặc từng năm trong chu kỳ nhiều năm). Tuy nhiên, tại điểm c, khoản 1, Điều 16, Thông tư 45/2018/TT-BTC và khoản 4, Điều 1, Thông tư 24/2019/TT-BCT cũng quy định, với trường hợp nhà máy có ràng buộc về bao tiêu về nhiên liệu và được cơ quan hữu trách cho phép chuyển ngang việc bao tiêu nhiên liệu của nhà máy điện trong hợp đồng cung cấp nhiên liệu sang hợp đồng mua bán điện, thì hai bên mua bán điện có trách nhiệm thỏa thuận, thống nhất về sản lượng điện năng tương ứng với lượng bao tiêu nhiên liệu năm của nhà máy điện và có xét đến khả dụng của nhà máy điện trong năm. Theo Petrovietnam, như vậy, quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BCT cho phép hai bên mua bán điện được thỏa thuận sản lượng điện theo hợp đồng Qc dài hạn và sản lượng Qc tối thiểu tương ứng với sản lượng bao tiêu nhiên liệu theo hợp đồng cung cấp nhiên liệu khi được phép của cơ quan có thẩm quyền. “Với Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4, các văn bản quy phạm pháp luật đã có đủ quy định để xử lý tình huống đặc thù này. Trên cơ sở đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty mua bán điện cùng PV Power có thể đàm phán Qc nhiều năm và Qc không thấp hơn sản lượng tương ứng với cam kết bao tiêu trong hợp đồng mua bán nhiên liệu LNG khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển ngang các quy định bao tiêu nhiên liệu của nhà máy điện trong GAS sang PPA”, Petrovietnam nhận xét. Bởi vậy, Petrovietnam cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận nguyên tắc, chuyển ngang các quy định bao tiêu nhiên liệu của nhà máy điện trong PPA của Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 ở mức tương đương 80-90% sản lượng điện thiết kế trong vòng 15 năm - thời hạn trả nợ gốc của Dự án. Chờ quyết định cuối Trong Văn bản số 6962/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ mới đây, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương xem xét xử lý kiến nghị của Petrovietnam liên quan đến cam kết bao tiên nhiên liệu LNG nhập khẩu trong hợp đồng nhiên liệu và bao tiêu điện trong PPA của Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 theo thẩm quyền, theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 03/TB-VPCP (ngày 4/1/2019) và Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 27/2/2019 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4. Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 cần nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn LNG/năm. Vì vậy, việc mua bán cần được thực hiện qua hợp đồng dài hạn nhằm đảm bảo nguồn cung LNG ổn định. |