发布时间:2025-01-10 00:37:27 来源:88Point 作者:Thể thao
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 09/2019/TT- BYT về hướng dẫn thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) ban đầu, chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Cụ thể, Thông tư hướng dẫn việc tổ chức thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT về: Thẩm định điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu; chuyển thực hiện dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng (sau đây gọi chung là dịch vụ cận lâm sàng); thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho các trường hợp đặc biệt khác theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 31 Luật BHYT.
Đồng thời, việc thẩm định điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ áp dụng đối với các trường hợp: Lần đầu đề nghị ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và sau khi đã chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu.
Việc chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng được thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.
Cơ sở tiếp nhận người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm để thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng không được chuyển tiếp người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm đến cơ sở thứ ba.
Trường hợp một dịch vụ cận lâm sàng được thực hiện tại nhiều cơ sở tiếp nhận trong cùng một lần chỉ định, Quỹ BHYT chỉ thanh toán cho một lần thực hiện dịch vụ cận lâm sàng đó. Cơ sở tiếp nhận thực hiện dịch vụ cận lâm sàng không được thu thêm chi phí về khám bệnh và thực hiện dịch vụ cận lâm sàng của người bệnh.
Về thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, ngoài 2 trường hợp quy định trong Luật BHYT thì có thêm 3 trường hợp người có thẻ BHYT cũng được thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh, gồm:
Người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến) nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;
Trường hợp dữ liệu thẻ BHYT không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin thẻ BHYT;
Trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại.
Thông tư này chính thức có hiệu lực từ 1/8/2019./.
Văn Nam
相关文章
随便看看