【cách đánh bài liêng】Áp lực mặn xâm nhập sớm
Mới đầu mùa khô,ựcmặnxmnhậpsớcách đánh bài liêng nhưng nước mặn đã bủa vây tứ phía vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nguồn nước tích ở Biển Hồ (Tonle Sap) đang thấp kỷ lục, dòng chảy mùa khô năm 2019-2020 từ thượng lưu sông Mekong về ĐBSCL có khả năng ở mức thấp kỷ lục, nên xâm nhập mặn vào mùa khô ĐBSCL là rất nghiêm trọng: Mặn đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài. Liệu ĐBSCL có tái diễn hạn, mặn lịch sử như năm 2016? Nông dân miền Tây cần sẵn sàng để chủ động với mùa hạn, mặn khốc liệt năm nay!
Các tỉnh ven Biển Tây liên tục kiểm tra hệ thống cống ngăn mặn.
Nước mặn lan “sát nách” trung tâm Cần Thơ
Giữa tháng 12-2019, nông dân Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau… đã lo sốt vó với nước mặn. Hạn, mặn không chỉ bủa vây tứ phía, xâm nhập không chỉ từ hướng Biển Đông mà cả hướng Biển Tây. Nguy hiểm hơn, nước mặn đang lan đến sát nách thành phố Cần Thơ, địa phương nằm ở “rốn” của ĐBSCL. Ông Tạ Bình Nguyên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nước AQUAONE Hậu Giang vừa có công văn khẩn gửi đến một số cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang. Theo đó, số liệu quan trắc tại nhà máy nước trong Khu công nghiệp Sông Hậu, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (giáp ranh với Cần Thơ), cho thấy: Tỷ lệ mặn đang tăng dần tại cửa thu nước (trên sông Hậu) của nhà máy. Cụ thể tuần đầu tháng 12-2019, độ mặn được ghi nhận là 0,08‰, đến giữa tháng 12-2019, đã tăng lên 0,17‰ và cao hơn cùng kỳ năm ngoái 0,1‰. Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Ngành đã tiếp nhận thông tin về độ mặn và xuống thực địa để đo độ mặn. Và ghi nhận độ mặn của khu vực thị trấn Mái Dầm đang gia tăng. Ông Trần Chí Hùng cho biết thêm: Hiện nước mặn đã xâm nhập vào địa phận tỉnh Hậu Giang từ cả hai hướng: Biển Đông và Biển Tây.
Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam: Dòng chảy từ thượng nguồn về ĐBSCL giảm nhanh, xuống mức cực thấp. Một trong những yếu tố chi phối chủ đạo đến nguồn nước ở vùng ĐBSCL là lượng trữ trong Biển Hồ. Theo ghi nhận gần nhất: Lượng tích nước tại Biển Hồ chỉ khoảng 14 tỉ m3, thấp hơn gần 22 tỉ m3 so với cùng thời kỳ trung bình nhiều năm, thấp hơn 13 tỉ m3 so với năm 2018 và đang ở mức tương đương so với cùng thời kỳ năm 2015. Đây cũng là những yếu tố có thể dẫn đến hạn, mặn lịch sử như năm 2016.
Hiện Bến Tre đã ghi nhận độ mặn từ 1-4‰ đã xâm nhập sâu vào 60-70km. Hàng trăm nông dân Bến Tre đã bất ngờ trước diễn biến bất thường của xâm nhập mặn nên trở tay không kịp - nhất là tìm nguồn nước ngọt để tưới cây. “Những năm trước, sau Tết cổ truyền nước mặn mới xâm nhập đến các tuyến sông. Năm nay, nước mặn bất ngờ đến sớm nên nông dân không kịp đề phòng đóng các cống hay trữ nước ngọt trong mương vườn để sử dụng”, ông Bảy Nhiên, ở xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách, cho biết. Ông Bảy Nhiên là một trong số hàng trăm nông dân ở Chợ Lách sản xuất cây giống và trồng hoa kiểng rơi vào tình cảnh khó khăn trong việc tìm nguồn nước ngọt tưới cho cây. Dù cảnh báo nước mặn xâm nhập được các cơ quan khí tượng - thủy văn cảnh báo khá sớm nhưng hiện nay do chủ quan cả người dân và nhiều địa phương vẫn bất ngờ !?
Khẩn trương trữ nước ngọt
Hiện ở Bến Tre, chính quyền địa phương ở các vùng bị mặn xâm nhập đang khẩn trương vận động người dân dùng nhiều cách thức để tích trữ nước ngọt trong mương vườn, ao, hồ… Qua đó, chia sẻ nguồn nước ngọt với các gia đình thiếu nước ngọt để cứu hoa kiểng, cây giống. Đây là việc làm cần thiết để giúp nhà vườn Bến Tre giảm bớt thiệt hại do nước mặn xâm nhập sớm. Ngoài ra, người dân Bến Tre đang chủ động dùng các túi nhựa có dung tích chứa từ 15-30m3 nước ngọt để dự trữ.
Trong khi đó, tại Hậu Giang ngành nông nghiệp đã yêu cầu các cán bộ thủy lợi “trực chiến” đo độ mặn để đóng hệ thống cống và đập ngăn mặn kịp thời. “Ngoài ra, các cán bộ thủy lợi cũng đo độ mặn và cập nhập hàng ngày gửi thông tin về lãnh đạo tỉnh Hậu Giang để kịp thời có những chỉ đạo ứng phó với diễn biến phức tạp của xâm nhập mặn hiện nay”, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết. Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, nhận định: Nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng bốc hơi, mặn xâm nhập, tăng nhu cầu nước cho cây trồng, vật nuôi. Trong khi đó, gió chướng bắt đầu hoạt động ngay từ đầu mùa khô, cộng với những ngày triều cường kết hợp mạnh sẽ đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Đáng quan ngại: Mặn xâm nhập trên sông Hậu biến động nhanh và có nhiều bất thường. Ranh mặn 4‰ có khả năng vào đến Trà Ôn (Vĩnh Long), giáp ranh với Cần Thơ. Do đó, cần quan trắc theo dõi thường xuyên.
Dòng chảy mùa khô năm 2019-2020 từ thượng lưu sông Mekong về ĐBSCL có khả năng ở mức thấp kỷ lục, nên xâm nhập mặn mùa khô trên ĐBSCL là rất nghiêm trọng, tác động lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Chính vì vậy, các địa phương trong vùng cần phải triển khai các biện pháp cấp bách và vận động người dân tích trữ nguồn nước ngọt tối đa khi có nguồn nước ngọt trên sông, kênh. Đồng thời, chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý. Về lâu dài cần có chiến lược cấp nước ngọt chủ động cho các vùng xa nguồn ngọt ven biển để người dân sinh hoạt. Đặc biệt là các địa phương phải chủ động cập nhật thông tin về diễn biến của hạn, mặn để có giải pháp kịp thời nhằm giảm những rủi ro, thiệt hại cho nông dân trong vùng.
Bài, ảnh: VĨNH TƯỜNG
下一篇:Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
相关文章:
- 32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- Kết quả bóng đá U19 Singapore vs U19 Timor Leste
- Cục Phát triển Kinh doanh Thái Lan làm việc với Chi cục Hải quan Hà Tiên
- Link xem trực tiếp U19 Việt Nam vs U19 Philippines
- Biển số ô tô 65A
- Mặc áo dài đi thăm di tích
- Điện lại bật sáng
- Áp lực bán lại tăng, thị trường giảm sang phiên thứ 3 liên tục
- NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- Chuyến đò ngày đông
相关推荐:
- Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- Chuyện xôi chè
- Kết nối thông tin giữa Hải quan và doanh nghiệp cảng
- Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn HOSE
- Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- VFF lên kế hoạch thay máu U19 Việt Nam sau giải Đông Nam Á
- Xả hàng cực mạnh, VN
- Phái sinh: Rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu gia tăng trở lại
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- “Hoài niệm mứt tết”
- Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- 9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt