【bxh bong da ý】Đẩy mạnh tái đàn vật nuôi sau tết

Sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024,Đẩymạnhtiđnvậtnuisautếbxh bong da ý các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã xuất bán một lượng lớn gia súc, gia cầm. Hiện nay, nhiều trang trại, hộ chăn nuôi đã đẩy mạnh tái đàn theo hướng có kiểm soát, quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Người dân tập trung tái đàn vật nuôi sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: LÝ ANH LAM

Là một trong những trang trại chăn nuôi với quy mô lớn trên địa bàn huyện Long Mỹ, vừa qua, để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán, trang trại chăn nuôi heo của gia đình anh Trần Văn Quân, ở ấp 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, đã xuất bán ra thị trường gần 400 con heo. Ngay sau khi xuất bán, gia đình anh Quân đã vệ sinh hệ thống chuồng trại, phun thuốc sát trùng và quét vôi bột để khử khuẩn. Anh Quân cho biết: “Việc tái đàn thường được tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, đây là thời điểm giao mùa, vì vậy để tái đàn an toàn cần tăng cường phòng, chống dịch bệnh. Về con giống, gia đình tôi duy trì đàn giống bố mẹ để bảo đảm nguồn con giống có chất lượng. Sau Tết Nguyên đán, gia đình tôi đã tái đàn với quy mô 550 con heo, hiện tại đàn heo đang tăng trưởng tốt”.

Để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi, cơ quan chức năng huyện Long Mỹ đã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tái đàn, phát triển chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện có trên 45.000 con, con số này đang tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Không chỉ huyện Long Mỹ, ngay sau Tết Nguyên đán, người dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung tái đàn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thời tiết chuyển mùa, khiến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp. Do đó, công tác phòng chống dịch bệnh như tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm vắc-xin… để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi đã được người chăn nuôi chú trọng.

Để công tác tái đàn cho đàn vật nuôi đảm bảo an toàn, Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh đã chỉ đạo đến các huyện, xã, thị trấn tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Chủ động tiêm phòng cho đàn vật nuôi, đặc biệt các hộ nên chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; hệ thống chuồng trại, cần chuẩn bị chuồng trại đảm bảo vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi nhập con giống, chuồng trại phải phù hợp với từng loại vật nuôi. Ngoài ra, lãnh đạo các cấp cũng đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tập trung vào công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cho bà con chăn nuôi tái đàn đảm bảo an toàn dịch bệnh, chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đưa vào chăn nuôi các giống bản địa, đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Riêng đối với con giống, nên duy trì đàn giống bố mẹ để bảo đảm nguồn con giống có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng; khi nhập con giống bên ngoài, nên tìm hiểu các cơ sở có uy tín. Sau khi mua con giống, cần chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh và áp dụng các quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh. Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên theo dõi, giám sát sức khỏe đàn vật nuôi để chủ động các biện pháp phòng và trị bệnh.

Đến nay, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tổng đàn trâu hiện có 1.237 con, đạt 87,67% so với cùng kỳ và đạt 103,08 % kế hoạch năm (1.200 con); đàn bò có 4.159 con, đạt 110,26% so với cùng kỳ và đạt 109,45% kế hoạch; đàn heo có 146.012 con, bằng 101,44% cùng kỳ và đạt 100,01% kế hoạch (146.000 con). Trong đó, heo thịt có 102.849 con; đàn gia cầm có 4.494.350 con, bằng 102,50% cùng kỳ và đạt 99,87% kế hoạch (4.500.000), với tổng đàn gà là 1.867.270 con.

Đối với người chăn nuôi, việc tái đàn sau tết là một bước quan trọng để duy trì quy mô chăn nuôi, ổn định sản xuất và bảo đảm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa với độ ẩm cao và dịch bệnh diễn ra nhiều, do đó người chăn nuôi cần cẩn trọng trong việc tái đàn để phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe của đàn vật nuôi. Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh, nhận định: Ngành chăn nuôi của tỉnh Hậu Giang chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, manh mún, đối tượng nuôi chính là heo, gà, vịt, trâu, bò và dê. Trên địa bàn tỉnh chưa hình thành các mô hình sản xuất chăn nuôi theo chuỗi nâng cao giá trị và đảm bảo an toàn thực phẩm. Chất lượng đàn giống vật nuôi còn nhiều hạn chế, công tác phát triển chăn nuôi tập trung theo lộ trình quy hoạch chưa được triển khai thực hiện đồng bộ. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt là bệnh dịch tả heo châu Phi phần nào ảnh hưởng đến phát triển ngành chăn nuôi.

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong thời gian tới, cơ quan chuyên môn cần triển khai các giải pháp căn cơ như đẩy mạnh công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học; tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh và bệnh cúm gia cầm H5N1. Tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo triển khai áp dụng rộng rãi các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đặc biệt là khuyến khích các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, chăn nuôi trang trại tập trung… Bên cạnh đó, cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống, tăng cường năng lực sản xuất giống tại địa phương để có con giống với giá thành giảm trong quá trình sản xuất; cũng như tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong chăn nuôi. Đồng thời, tập trung chỉ đạo xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung theo hướng công nghiệp, hiện đại, chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi để giảm thiểu các khâu trung gian trong chuỗi liên kết nhằm giảm giá thành, kích cầu người tiêu dùng.

MAI THANH

Cúp C1
上一篇:Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
下一篇:Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai