您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bongdaso.n】Bảo vệ trẻ em trên ô tô cần áp dụng đồng thời tiêu chuẩn an toàn UN R44 và UN R129 正文

【bongdaso.n】Bảo vệ trẻ em trên ô tô cần áp dụng đồng thời tiêu chuẩn an toàn UN R44 và UN R129

时间:2025-01-26 01:05:26 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Theo bà Trịnh Thị Thu Hà - Phó chánh Văn phòng Ủy ban An to&agrav bongdaso.n

TheảovệtrẻemtrênôtôcầnápdụngđồngthờitiêuchuẩnantoànUNRvàbongdaso.no bà Trịnh Thị Thu Hà - Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, những năm gần đây, các giải pháp nhằm nâng cao an toàn giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông tại Việt Nam đã đem lại rất nhiều kết quả tích cực, tai nạn liên tục được kéo giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương; đặc biệt chính sách bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, nguy cơ gây thương tích và hậu quả lớn cho trẻ em khi tham gia giao thông trên xe ô tô vẫn còn hiện hữu.

Cần sớm hoàn thiện tiêu chuẩn, thiết bị đảm bảo an toàn cho trẻ em trên ô tô. Ảnh minh họa

Theo bà Hà, hiện nay chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tại Việt Nam được cải thiện, cho phép ô tô di chuyển với tốc độ cao hơn. Bên cạnh đó, thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng nhanh (trên 10%/năm), dẫn tới số lượng trẻ em được chở trên xe ô tô cá nhân cũng gia tăng nhanh. Các báo cáo nghiên cứu và thực nghiệm điều cho thấy dây an toàn trên xe ô tô chỉ được thiết kế cho người trưởng thành; trẻ em cần có thiết bị an toàn phù hợp với lứa tuổi khi ngồi trên ô tô (đặc biệt là xe ô tô cá nhân). Để triển khai quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô, cần ban hành nhiều quy định, trong đó có tiêu chuẩn đối với thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô. Đây là căn cứ để tuyên truyền cũng như là cơ sở để các tổ chức có liên quan đến hoạt động: nhập khẩu, phân phối, sản xuất, quy chuẩn tiêu chuẩn, quản lý thị trường và người tiêu dùng, thông tin báo chí... tham khảo, sử dụng tại Việt Nam.

PGS. TS Lý Hùng Anh, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM cho biết, hiện nay, trên thế giới có hai bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô, gồm: Tiêu chuẩn kỹ thuật số 44 của Uỷ ban Kinh tế châu Âu của Liên Hợp quốc (hay còn gọi là UN R44) đã được áp dụng trong hơn 30 năm qua, bản mới nhất là bản sửa đổi lần 3, cập nhật lần 11 được ban hành ngày 6/7/2021.

Tiêu chuẩn này được Ủy ban Kinh tế châu Âu đưa ra với mục tiêu cải thiện an toàn cho trẻ em ngồi trong ô tô, trong đó, đề ra các tiêu chuẩn thiết kế, kiểm tra và phân loại ghế ngồi dành cho trẻ em dựa trên cân nặng.

Tiêu chuẩn này được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. UN R44 đặt tiêu chuẩn kiểm tra va chạm trực diện và va chạm phía sau để đánh giá mức độ bảo vệ của ghế đối với trẻ em.

Thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô theo tiêu chuẩn này được phân loại theo cân nặng của trẻ em thành 5 nhóm: Nhóm 0 dành cho trẻ em có cân nặng dưới 10 kg; Nhóm 0+ dành cho trẻ em có cân nặng dưới 13 kg; Nhóm I dành cho trẻ em có cân nặng từ 9 kg đến 18 kg; Nhóm II dành cho trẻ em có cân nặng từ 15 kg đến 25 kg; Nhóm III dành cho trẻ em có cân nặng từ 22 kg đến 36 kg.

Trong đó, thiết bị nhóm 0 và 0+ phải quay về phía sau. Các nhóm 0, 0+ và 1 phải được trang bị hệ thống dây đai tích hợp hoặc tấm chắn tác động (chỉ dành cho nhóm I). Trong các nhóm II và III, trẻ được giữ bằng dây an toàn của xe. Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế về điểm kết nối khi sử dụng ghế an toàn trẻ em trên xe hơi - ISOFIX để kết nối ghế trẻ em với xe được áp dụng cho các nhóm từ 0 đến I.

Ngoài ra, ghế trẻ em sử dụng ISOFIX được chia thành 7 loại kích thước ISOFIX, gồm: ISO/F3: Ghế trẻ em đủ chiều cao kiểu quay về phía trước; ISO/F2: Ghế trẻ em đủ chiều cao kiểu quay về phía trước; ISO/F2X: Ghế trẻ em giảm chiều cao kiểu quay về phía trước; ISO/R3: Ghế trẻ em đủ chiều cao kiểu quay về phía sau; ISO/R2: Ghế trẻ em giảm chiều cao kiểu quay về phía sau; ISO/R1: Ghế trẻ sơ sinh kiểu quay về phía sau; ISO/L1: Nôi trẻ em kiểu nằm nghiêng, quay về bên trái; ISO/L2: Nôi trẻ em kiểu nằm nghiêng, quay về phải.

Bên cạnh UN R44, trên thế giới cũng đang áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật số 129 của Ủy ban Kinh tế châu Âu (hay còn gọi là UN R129). Đây là quy định mới về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô, được sử dụng để thay thế tiêu chuẩn UN R44.

Tiêu chuẩn UN R129 đưa ra hệ thống cải tiến mang tên “i-Size”. Hệ thống ghế an toàn trẻ em ISOFIX toàn diện tích hợp (i-Size) là một loại ghế an toàn trẻ em được sử dụng ở mọi vị trí ngồi i-Size của xe, giúp nâng cao tính an toàn cho trẻ trên ô tô.

Khác với UN R44 phân loại thiết bị an toàn theo cân nặng, UN R129 phân loại theo chiều cao, dễ dàng lựa chọn hơn, nhằm cải thiện việc sử dụng sai loại ghế cũng như sai cách lắp ghế làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ trẻ nhỏ.

Bên cạnh yêu cầu kiểm tra thiết bị bảo vệ trực diện và từ phía sau như ở tiêu chuẩn UN R44, tiêu chuẩn UN R129 bảo đảm an toàn hơn cho trẻ em khi yêu cầu thiết bị bảo vệ trong va chạm cạnh bên.

Theo UN R129, ghế cho trẻ dưới 15 tháng tuổi phải quay về phía sau nhằm tăng tính bảo vệ đầu và cổ cho trẻ do trẻ nhỏ có cơ ở cổ còn yếu và tỷ lệ kích thước đầu so với kích thước cơ thể lớn. Dây an toàn kết nối trực tiếp với xe ô tô sẽ không còn được sử dụng để giữ thiết bị an toàn cho trẻ, thay vào đó là ISOFIX. Điều này làm giảm nguy cơ ghế được lắp không đúng cách trong xe.

Bên cạnh đó, các thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô đạt chuẩn UN R129 sẽ phải được thử nghiệm các bài kiểm tra an toàn với yêu cầu tiêu chí khắt khe hơn và sử dụng các hình nộm thế hệ mới mô phỏng chính xác hơn tác động thực tế của va chạm lên cơ thể của trẻ em so với các bài kiểm tra an toàn và hình nộm của tiêu chuẩn UN R44.

Theo PGS. TS Phạm Việt Cường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống Chấn thương, tiêu chuẩn UN R129 được đánh giá cao vì khuyến khích sử dụng hệ thống lắp đặt ISOFIX, giúp giảm nguy cơ sai sót khi lắp ghế an toàn. Tuy nhiên, chi phí để sản xuất và mua sắm thiết bị đạt chuẩn UN R129 cao hơn đáng kể so với thiết bị đạt chuẩn UN R44, tạo ra thách thức không nhỏ cho nhiều gia đình Việt Nam.

Trước tình hình đó, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, đơn vị này đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô, về cơ bản sẽ áp dụng song song quy định tại cả hai tiêu chuẩn R44 và R129 trên thế giới, để tạo sự linh hoạt cho người dân. Việc triển khai cả hai tiêu chuẩn sẽ giúp các gia đình có thể chọn thiết bị phù hợp với xe ô tô của mình và khả năng tài chính, trong khi vẫn đảm bảo an toàn cơ bản cho trẻ em.

Các chuyên gia đề xuất rằng, Việt Nam nên thực hiện một lộ trình cụ thể, trong đó ưu tiên áp dụng tiêu chuẩn UN R129 cho các xe đời mới và xe cao cấp trước, sau đó tiến tới áp dụng rộng rãi cho toàn bộ phương tiện. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông và giáo dục người dân về tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị bảo vệ đúng tiêu chuẩn. Điều này sẽ không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ thương tích cho trẻ em trong các vụ tai nạn giao thông mà còn giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn với các quy định quốc tế, tạo tiền đề cho một môi trường giao thông an toàn và bền vững.

Duy Trinh(t/h)