当前位置:首页 > World Cup > 【lịch thi đấu bô đào nha】Sau 10 năm, The Coffee House đang tụt lùi trước 'đối thủ' trong cuộc đua F&B?

【lịch thi đấu bô đào nha】Sau 10 năm, The Coffee House đang tụt lùi trước 'đối thủ' trong cuộc đua F&B?

2025-01-25 10:16:33 [La liga] 来源:88Point

Sau 10 năm,ămTheCoffeeHouseđangtụtlùitrướcđốithủtrongcuộcđlịch thi đấu bô đào nha The Coffee House đang tụt lùi trước 'đối thủ' trong cuộc đua F&B?

Trung Hiếu

Sau một thập kỷ phát triển, chuỗi cà phê The Coffee House bắt đầu có dấu hiệu đuối sức trước các đối thủ.

Sau 10 năm, The Coffee House đang tụt lùi trước “đối thủ” trong cuộc đua F&B?

Liên tục đóng cửa tại nhiều nơi

Ra đời năm 2014, The Coffee House xuất phát từ giấc mơ về một “ngôi nhà cà phê” của ông Nguyễn Hải Ninh, người được biết đến với vai trò đồng sáng lập chuỗi cà phê Urban Station. Thời gian đầu khi mới thành lập, tốc độ mở cửa hàng mới của TCH rất nhanh.

Chỉ sau 3 năm ra đời, thương hiệu có tới 60 cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 2018, TCH được Nikkei đánh giá là chuỗi cà phê phát triển nhanh nhất trong các công ty khởi nghiệp về cà phê tại Việt Nam.

Tháng 4/2022, The Coffee House đứng thứ ba về số lượng cửa hàng trên cả nước, chỉ sau Highlands Coffee và Trung Nguyên với hơn 150 cửa hàng, số liệu theo Statista.

Năm ngoái, TCH là một trong bốn thương hiệu có mặt trong danh sách này, cùng với Trung Nguyên, Highlands, Phúc Long và Starbucks Việt Nam.

Tuy nhiên, mới đây, The Coffee House (TCH) bị Phê La – một thương hiệu trà và trà sữa mới nổi – vượt qua, mất vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng Top Công ty uy tín ngành Thực phẩm – Đồ uống năm 2024 do CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (VietNam Report) bình chọn.

Tháng 8 năm nay, The Coffee House đồng loạt đóng cửa chi nhánh tại thành phố Cần Thơ sau hơn 5 năm hoạt động. Không chỉ ở Cần Thơ, chuỗi đồng thời lên kế hoạch đóng toàn bộ cửa hàng tại Đà Nẵng sau hơn 7 năm hoạt động.

"Trong bối cảnh hiện tại, việc tối ưu chi phí để cải thiện hiệu quả hoạt động trở thành công việc ưu tiên và thường xuyên. Quyết định này nhằm thích ứng với điều kiện thay đổi, giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh toàn hệ thống. Còn các cửa hàng ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, chúng tôi đóng - mở mới theo tình hình kinh doanh và hợp đồng với bên thuê, số lượng cửa hàng không thay đổi, vẫn là 58 cửa hàng", đại diện The Coffee House xác nhận về việc đóng cửa các cửa hàng ở thành phố Cần Thơ, tiến tới là Đà Nẵng.

Hiện nay, website The Coffee House hiển thị số lượng 107 cửa hàng trên toàn hệ thống. Trong đó, 55 điểm bán ở TP. Hồ Chí Minh, 32 điểm ở Hà Nội và 20 cơ sở ở các tỉnh khác. Số lượng cửa hàng trên website có sự chênh lệch với phát biểu của đại diện TCH. Tuy nhiên, dù con số chính xác là bao nhiêu thì đều giảm đáng kể so với giai đoạn đỉnh cao.

Lép vế trước đối thủ, "kéo chân" công ty mẹ

Trong khi The Coffee House giảm đáng kể số lượng cửa hàng so với thời kỳ đỉnh cao thì nhóm đối thủ kỳ cựu như Highlands, Trung Nguyên, Phúc Long hay nhóm mới nổi như Katinat, Phê La,... không ngừng gia tăng vị thế.

Năm 2023, theo ước tính của Vietdata, Highland Coffee đã tăng thị phần từ 7,4% lên 11,6%, là chuỗi cà phê sở hữu nhiều chi nhánh nhất Việt Nam. Theo thông tin trên website, Highland Coffee hiện có 800 cửa hàng tại Việt Nam, tăng lên gần 200 điểm so với cuối năm 2022.

Phúc Long, một đối thủ đáng gờm khác, cũng nâng thị phần từ 2% lên gần 4,4% trong năm qua. Hãng cho biết có khoảng 165 cửa hàng và 66 kiosk, phủ sóng nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngay cả Katinat, dù mới được biết tới nhiều hơn trong vòng hai năm gần đây, nhưng đã nâng số lượng cửa hàng trên cả nước lên hơn 75 điểm, phủ rộng các địa phương như Huế, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng,…

Điều đáng nói, trong khi The Coffee House từ bỏ địa bàn Cần Thơ thì Katinat sau hơn 1 năm rưỡi khai trương tại thành phố này vừa chuyển sang mặt bằng rộng hơn, với concept mới, hiện đại, thu hút khách hàng.

Đà Nẵng, địa phương mà TCH thoái lui, cũng ghi nhận sự xuất hiện cơ sở thứ hai của Katinat vào ngày 27/7 vừa qua, sau hơn nửa năm chuỗi này có mặt tại thành phố biển miền Trung.

Bên cạnh đi lùi về số lượng cửa hàng và vị thế, xét trên hiệu quả kinh doanh, TCH cũng đang chật vật trong khoản lỗ lũy kế kéo dài. Ngoại trừ thời gian đầu lãi được vài tỷ đồng mỗi năm (kỷ lục lãi 11 tỷ đồng năm 2017), 5 năm trở lại đây, TCH thua lỗ nặng.

Năm 2019, chuỗi ghi nhận khoản lỗ 80,6 tỷ đồng. Năm 2020, con số này tăng lên 111 tỷ đồng và lỗ tiếp tục mở rộng, chạm mốc 249,3 tỷ đồng vào năm 2021. Tính đến cuối năm 2021, lỗ lũy kế của công ty gần 434 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của The Coffee House kết thúc năm 2021 trong tình trạng âm hơn 23 tỷ đồng.

Thua lỗ của TCH trực tiếp “kéo chân” công ty mẹ - Công ty Cổ phần Seedcom, thuộc hệ sinh thái Quỹ đầu tư Ficus Asia Investment (trụ sở tại Singapore). Trong giai đoạn 2020-2022, Seedcom lỗ sau thuế hơn 700 tỷ đồng, cụ thể các năm lần lượt lỗ 193 tỷ, 238 tỷ và 272 tỷ đồng.

Theo HNX, từ cuối năm 2020 đến cuối năm 2021, Seedcom huy động thành công 250 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm, sử dụng nguồn tiền để mở rộng vốn hoạt động và đầu tư vào các công ty con.

Để bảo đảm cho lô trái phiếu 50 tỷ phát hành cuối năm 2020, Seedcom dùng hơn 1,8 triệu cổ phần, tương đương 17,08% vốn điều lệ của The Coffee House, định giá 200 tỷ đồng theo phương pháp dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE) từ Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá ASCO. Điều này tương đương với định giá của The Coffee House lên tới 1.171 tỷ đồng (hơn 50 triệu USD).

Tình hình tài chính của Seedcom khả quan hơn khi trong năm 2022, công ty hoàn tất đợt phát hành 6,27 triệu cổ phiếu cho Ficus Asia Investment, nâng vốn điều lệ từ 691 tỷ đồng lên 753 tỷ đồng. Đồng thời, Seedcom cũng mua lại thành công 200 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.

Với năng lực của đội ngũ đứng sau Seedcom, việc huy động vốn có lẽ không khó. Bài toán khó hơn trong lúc này là nên làm thế nào với một chuỗi cà phê bước sang tuổi thứ 10, gánh trên vai khoản lỗ lũy kế hàng trăm tỷ đồng và đang đi chậm lại so với các đối thủ.10 tuổi, có thương hiệu bắt đầu chắp bút những trang huy hoàng nhất, cũng có những thương hiệu bắt đầu già đi…

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读