【kq nottingham】Vì đâu lại lệch pha tỷ giá?
Lại 'lệch pha' tỷ giá |
Điều chỉnh trái chiều
Sáng 18/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD ở mức 22.913 VND/USD, giảm nhẹ 2 đồng so với phiên cuối tuần trước. Như vậy, tính từ đầu năm 2019 đến nay, tỷ giá trung tâm đã tăng 88 đồng, khoảng 0,38%. Trong khi nếu chỉ tính riêng thời điểm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán (từ ngày 11/2) thì tỷ giá trung tâm đã có những bước tăng rất mạnh. Cụ thể, ngày 11/2, tỷ giá trung tâm vọt tăng tới 28 đồng lên 22.895 VND/USD, ngày kế tiếp tăng thêm 10 đồng sau đó lại giảm nhẹ 4 đồng. Tuy nhiên, tới cuối tuần trước (15/2), tỷ giá trung tâm lại tiếp tục tăng mạnh 14 đồng lên mức 22.915 VND/USD – mức cao nhất từ khi NHNN công bố tỷ giá trung tâm đến nay. Nghĩa là, chỉ trong 1 tuần sau Tết, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng mạnh tới 48 đồng so với ngày 1/2, khoảng 0,2%.
Chính vì tỷ giá trung tâm tăng mạnh nên giá bán ra USD tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng điều chỉnh tăng tương ứng. Cụ thể, giá mua vào vẫn giữ nguyên ở mức 23.200 VND/USD, trong khi giá bán ra đang nằm quanh mốc 23.550 đồng, tăng khoảng 46 đồng so với tháng trước và tăng 90 đồng so với đầu năm, tương đương khoảng 0,38%.
Tuy nhiên, trái ngược với tốc độ tăng có thể nói khá “chóng mặt” của tỷ giá trung tâm tại NHNN, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại lại giữ được sự ổn định cần thiết. Trong sáng 18/2, tỷ giá USD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) niêm yết ở mức 23.150-23.250 VN/USD, đi ngang so với mức niêm yết phiên cuối tuần trước. Mức giá này cũng được Vietcombank giữ ổn định, chỉ điều chỉnh nhẹ từ 5-10 đồng trong vài tuần trở lại đây. Tại các ngân hàng thương mại khác, tỷ giá cũng có chung xu thế điều chỉnh như trên. Điều này đã giúp thị trường ngoại tệ tại Việt Nam không gặp phải những “rung động” mạnh, không gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Sự trái chiều này còn ở giá mua bán USD trên thị trường tự do, khi giá đồng bạc xanh ở thị trường này giảm đáng kể so với đầu năm. Giá mua vào đồng USD trên thị trường tự do cuối tuần qua nằm ở mức 23.200 VND/USD, tăng nhẹ 20 đồng so với cuối tháng trước nhưng so với đầu năm vẫn đang giảm 30 đồng, tương ứng 0,13%. Trong khi đó, giá bán ra ở mức 23.220 VND/USD, không đổi so với cuối tháng trước, nhưng giảm 50 đồng, tương ứng 0,21% so với đầu năm.
Đồng USD đang mạnh lên
Dự báo về diễn biến của thị trường tiền tệ trong năm 2019, các chuyên gia kinh tế đều nhận định về một xu thế khó dự báo cùng những trồi sụt khó lường của cả ngoại tệ lẫn giá vàng khi tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động. Cụ thể, sau những lo ngại vì kinh tế tăng trưởng chậm lại, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức phát tín hiệu ngừng tăng lãi suất và mở ra cánh cửa cho việc cắt giảm lãi suất trong trường hợp cần thiết khiến đồng USD giảm giá mạnh; tới những ngày gần đây, đồng USD đã liên tục phục hồi do các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ- Trung có thể tái diễn. Vì vậy, trên thị trường quốc tế, chỉ số USD Index (chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD với 6 loại tiền tệ chủ chốt) đang xoay quanh mức 96,5-96,6 điểm, tăng 1,1% so với mức đáy 3 tuần thiết lập hồi cuối tháng trước.
Chính vì tỷ giá trung tâm của Việt Nam được tính toán hàng ngày dựa trên diễn biến của thị trường tiền tệ thế giới, nên mới có sức ảnh hưởng và tăng mạnh như vậy. Hơn nữa, có thể thấy rằng, so với mức tăng 1,1% của chỉ số USD Index, thì mức tăng 0,2% của tỷ giá trung tâm trong tuần qua vẫn còn khá “nhẹ nhàng”.
Theo các chuyên gia từ Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, nguồn cung USD mùa vụ dồi dào đã khiến cho tỷ giá giao dịch USD/VND duy trì ổn định trên thị trường ngân hàng và giảm mạnh trên thị trường tự do. Hơn nữa, bước vào giai đoạn cao điểm về kiều hối chuyển về nước, ngay từ đầu tháng 1, NHNN đã tăng mạnh tỷ giá mua vào và hút được tới 4 tỷ USD trong tháng qua. Đây là diễn biến rất tích cực khi gia tăng đáng kể dự trữ ngoại hối đồng thời tăng lượng tiền VND lưu thông. Bên cạnh việc mua ngoại tệ, NHNN cũng bơm ròng 66.868 tỷ đồng qua kênh mua kỳ hạn trong khi kênh tín phiếu vẫn không phát sinh giao dịch, số dư tín phiếu duy trì ở mức 0.
Ngoài ra, tỷ giá trong nước còn được hỗ trợ từ nhiều nguyên nhân như: giải ngân vốn FDI đã đạt 19,1 tỷ USD trong năm 2018 và tiếp tục tăng trong tháng đầu năm 2019. Trong tháng 1, vốn FDI thực hiện ước tính đạt hơn 1,55 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ tháng 1/2018. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 761,9 triệu USD, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2019 ước tính đạt 20 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng cuối cùng của năm 2018.
Có thể thấy, với Việt Nam, việc đón nhận các thông tin tích cực của nền kinh tế trong năm 2018 về tăng trưởng kinh tế, cán cân xuất nhập khẩu, chỉ số lạm phát, gia tăng mạnh dự trữ ngoại hối cùng cam kết giữ ổn định thị trường tiền tệ của NHNN đã giải tỏa áp lực với tỷ giá. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các rủi ro từ diễn biến quốc tế vẫn còn và có thể thay đổi cục diện rất nhanh nên rất khó để đưa ra đoán định diễn biến trong trung và dài hạn. Vì thế, các chuyên gia khuyến nghị chính sách tỷ giá nên được điều hành linh hoạt hơn nữa, theo sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dù tỷ giá trong nước vẫn ổn định nhưng sự phòng ngừa bằng các công cụ phái sinh là cần thiết bởi những biến động đều có thể xảy đến bất ngờ.
相关推荐
- Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- Cướp dí súng đoạt đồng hồ Rolex đắt giá trong vài giây
- Cảnh sát Hàn Quốc dùng thực tế ảo kiểm tra khả năng lái xe của người già
- Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xuất nhập khẩu bị phạt 155 triệu đồng
- ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- Năm 2022, Tuyên Quang từng bước xây dựng nền tảng công nghệ thành phố thông minh
- Người Việt yêu cầu cao làm gia tăng năng lực công ty giao hàng thương mại điện tử
- Đưa giáo dục STEM vào trong chương trình giáo dục phổ thông mới