当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【incheon united đấu với jeonbuk】BlackPink và câu chuyện tính phí bản quyền: Đừng vì lợi ích trước mắt!

VHO- Mặc dù concert của BlackPink tại Hà Nội đã diễn ra thành công trong các đêm 29 và 30.7 nhưng để tổ chức được sự kiện,àcâuchuyệntínhphíbảnquyềnĐừngvìlợiíchtrướcmắincheon united đấu với jeonbuk BTC đã phải trải qua đủ các “cửa ải”. Các fan hâm mộ của bốn cô gái đến từ xứ sở kim chi cũng liên tục có những phen “đứng ngồi không yên”.

BlackPink và câu chuyện tính phí bản quyền: Đừng vì lợi ích trước mắt! - Anh 1

Các concert của BlackPink thường đem lại nhiều lợi ích bên cạnh doanh thu vé Ảnh: FANPAGE BLACKPINK

Thậm chí ngay gần tới “phút 90”, Công ty TNHH âm nhạc IME (đơn vị tổ chức chương trình biểu diễn của nhóm nhạc BlackPink tại Hà Nội) còn bị Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) gửi đơn đến UBND TP Hà Nội và Sở VHTT Hà Nội đề nghị hủy show vì chưa hoàn tất nghĩa vụ trả tiền bản quyền âm nhạc. Nguyên nhân chính là do VCPMC và IME khi đó chưa tìm được tiếng nói chung trong cách tính tiền nhuận bút.

Cái “bắt tay” ở phút chót

Ngày 27.7, VCPMC đã có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị thu hồi giấy phép biểu diễn của nhóm BlackPink ở sân vận động quốc gia Mỹ Đình do BTC có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng bản quyền tác giả. VCPMC khẳng định, Trung tâm này là đối tác duy nhất ở Việt Nam của Hiệp hội Bản quyền âm nhạc Hàn Quốc (KOMCA) được ủy quyền thu tiền tác quyền ở Việt Nam với những nhạc phẩm mà KOMCA có quyền bảo vệ tác quyền. Vì vậy, VCPMC đã liên hệ với IME để yêu cầu xin phép và trả tiền bản quyền các nhạc phẩm thuộc quyền KOMCA trước khi chương trình diễn ra. Tuy nhiên đến ngày 19.7, IME vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ về quyền tác giả. VCPMC cũng nêu vấn đề BlackPink là những nghệ sĩ đã biểu diễn tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và đã thực hiện nghĩa vụ bản quyền tại các nước đó. Vì vậy, tại sao khi đến Việt Nam thì không thực hiện?

Đến ngày 21.7, VCPMC và IME đã có buổi làm việc về vấn đề này. VCPMC cũng đưa ra ba phương án tính phí bản quyền. Phương án 1 sẽ theo biểu mức 5% x 60% sức chứa (40.000 vé) x giá vé bình quân. Phương án 2 là 5% x tổng doanh thu của 20.000 vé. Phương án 3 sẽ tính theo 20.000 vé x giá vé x 5%. Sau khi lắng nghe các phương án, Công ty IME đồng thuận nộp phí trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam nhưng mong muốn được VCPMC cho ra phương án tối ưu hơn nữa.

BlackPink và câu chuyện tính phí bản quyền: Đừng vì lợi ích trước mắt! - Anh 2

Fan Trung Quốc đến Việt Nam thưởng thức concert BlackPink vào cuối tuần qua

Ở buổi làm việc hôm 26.7, phía IME chốt phương án tính tiền bản quyền là 5% x tổng doanh thu của 20.000 vé. Sau khi tính toán dựa trên phương án IME lựa chọn, VCPMC thông báo số tiền phải trả là 5% x (bình quân giá vé x 20.000 vé) tức là 5% x (5.350.000 x 20.000). Như vậy, tiền bản quyền một đêm diễn là 5 tỉ 350 triệu đồng, nhân cho 2 đêm diễn là 10 tỉ 700 triệu đồng. Ngay sau đó, Công ty IME đã đề xuất mong VCPMC hỗ trợ giảm tiền bản quyền hai đêm diễn và được VCPMC đồng ý với mức hỗ trợ giảm từ 10-15% tổng giá trị. Tuy nhiên sau khi giảm, mức tiền phải đóng vẫn lên tới hơn 9 tỉ đồng.

Với con số này, IME vẫn chưa thể “gật đầu”. Trao đổi với báo chí, đại diện IME Việt Nam cho biết ở các nước khác, họ đóng tiền tác quyền với mức phí khoảng 1,5-3% x giá vé trung bình x một phần sức chứa (không quá 70%). Phí tác quyền ban đầu theo tính toán của VCPMC cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Ở Thái Lan, Malaysia, tiền bản quyền vào khoảng 200.000 - 250.000 USD (từ 4,7 tỉ đến hơn 5,9 tỉ đồng). Rất may đến ngày 28.7, hai bên đã chịu “bắt tay” nhau. Mặc dù chi phí bản quyền cuối cùng không được tiết lộ nhưng phía IME nói con số đơn vị phải đóng “dễ chịu hơn nhiều” so với con số VCPMC đưa ra ban đầu.

Thế nhưng, mọi chuyện chưa thật sự ngã ngũ khi chỉ ít giờ trước show diễn thứ nhất, VCPMC có văn bản số 937 gửi UBND TP Hà Nội, Sở VHTT Hà Nội báo cáo việc Công ty TNHH âm nhạc IME thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả cho chương trình chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của BlackPink 2023. Văn bản nêu rõ: “Đến thời điểm 13 giờ ngày 29.7.2023, tài khoản ngân hàng của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vẫn chưa nhận được thanh toán như thỏa thuận, mặc dù Công ty TNHH âm nhạc IME có gửi ủy nhiệm chi trong đó có thông tin ngày ủy nhiệm chi 19 giờ 02 ngày 28.7.2023; trạng thái giao dịch thành công; ngày hạch toán 31.7.2023”. Theo một giao dịch viên ngân hàng, người này cho biết phải đến ngày 31.7 mới xác định được tiền có vào tài khoản của VCPMC không. Bởi lệnh giao dịch được thực hiện sau giờ hành chính, rơi vào thời điểm nghỉ cuối tuần. Chưa kể với số tiền lớn, nhất là chuyển liên ngân hàng, các ngân hàng hiện nay thường áp dụng phương thức chuyển tiền thường (chỉ ghi có vào tài khoản của khách hàng vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6). Một trường hợp khác cũng có thể xảy ra là IME ghi sai thông tin người thụ hưởng, tiền sẽ quay đầu về tài khoản ủy nhiệm.

BlackPink và câu chuyện tính phí bản quyền: Đừng vì lợi ích trước mắt! - Anh 3

Fan hào hứng xếp hàng chờ vào sân Mỹ Đình thưởng thức show diễn của BlackPink

Như vậy, IME đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền bản quyền cho VCPMC, các bước tiếp theo nằm ở phía ngân hàng. Trường hợp tiền bị trả về, IME vẫn phải có trách nhiệm thanh toán lại cho VCPMC theo đúng thoả thuận.

  Đề nghị hủy show vì “vi phạm nghiêm trọng bản quyền tác giả” (?!)

VCPMC gửi thông tin tới báo chí cho biết, chiều 27.7 trung tâm này đã gửi văn bản tới UBND TP Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị hủy show của nhóm nhạc BlackPink, dự kiến diễn ra vào ngày 29 và 30.7 tới tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình vì “vi phạm nghiêm trọng bản quyền tác giả”.

Tuy nhiên như trên thực tế diễn ra, Ban tổ chức show BlackPink không từ chối thực hiện quyền tác giả mà chỉ chưa đồng thuận với cách tính tiền tác quyền mà VCPMC đưa ra.

Dư luận băn khoăn và đặt vấn đề, đây có phải cách VCPMC “nâng cao quan điểm”, vội vã gửi đơn đến cơ quan chức năng và “kịp thời” thông tin đến báo chí nhằm gây sức ép với IME?

Vội vã khi gửi đơn đến cơ quan chức năng?

Trả lời phỏng vấn Văn Hóa, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nêu rõ, nhiều nghệ sĩ hàng đầu thế giới như BlackPink, Charlie Puth chọn Việt Nam làm điểm đến cho các tour diễn của mình đang là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển công nghiệp văn hóa của “dải đất hình chữ S”. “BlackPink thực sự đã là một thương hiệu âm nhạc toàn cầu. Chính vì thế, việc tổ chức tour diễn Born Pink của BlackPink tại Việt Nam có thể đem lại nhiều lợi ích cho việc phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Bên cạnh việc giúp định vị Việt Nam như một điểm đến của các sự kiện quốc tế, chúng ta có thể thấy rằng, dù đây không phải là lần đầu tiên chúng ta tổ chức một sự kiện âm nhạc lớn như vậy nhưng việc tổ chức hai đêm nhạc này tiếp tục kích thích và truyền cảm hứng cho ngành tổ chức sự kiện cũng như là công nghiệp âm nhạc. BlackPink đã xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo, từ âm nhạc sôi động, những màn biểu diễn ấn tượng đến phong cách thời trang cá nhân. Sự kết hợp giữa âm nhạc chất lượng và hình ảnh sáng tạo đã thu hút hàng triệu fan hâm mộ trên khắp thế giới, nhất là giới trẻ ở Việt Nam. Đặc biệt, việc BlackPink đến biểu diễn tại Việt Nam đã khiến người hâm mộ nước ta trở nên phấn khích và tạo nên một cơn sốt thực sự. Điều này cho thấy sức mạnh của nghệ thuật trong việc quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới cũng như tạo lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội”.

 Sao nỡ “bắt con săn sắt”?

Show diễn BlackPink ngay từ đầu đã không “thuận buồm xuôi gió” như mong đợi. Sau sự cố “đường lưỡi bò” cùng với sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, nhiều khán giả đã tính đến phương án xấu nhất…

Tuy nhiên show diễn vẫn diễn ra. Hơn nữa, các đêm diễn đã được tạo điều kiện tốt nhất. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của cơ quan chức năng và thành phố Hà Nội. Không chỉ đơn thuần vài đêm diễn, như nhiều chuyên gia phân tích, không chỉ chuyện tiền bạc trước mắt, mà quan trọng hơn, mang lại nhiều lợi ích lớn lao hơn, đặc biệt là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển công nghiệp văn hóa đang còn mới mẻ ở Việt Nam.

Cách tính phí bản quyền tác giả, vì vậy, nên nhìn xa trông rộng và đặt trong lợi ích chung. Không cổ súy cho kiểu “xài chùa”, phớt lờ phí bản quyền nhưng ngược lại, cũng không nên vội vã “bắt ngay con săn sắt” để rồi như các cụ nói, “tham bát bỏ mâm”!

Tuy nhiên liên quan đến công tác tổ chức, một chuyên gia (đề nghị không nêu tên) cho hay bên cạnh thủ tục xin cấp phép, chi phí bản quyền là câu chuyện bất kỳ đơn vị tổ chức sự kiện nào cũng cần hết sức chú ý bởi vấn đề có phần nhạy cảm. Nếu không xử lý khéo, tài chính sẽ là rào cản khiến các công ty tổ chức sự kiện “ngại” đưa nghệ sĩ quốc tế về Việt Nam biểu diễn.

Trả lời câu hỏi về cách tính phí bản quyền của VCPMC liệu có hợp lý và có bị cao hơn các nước khác, cũng theo vị chuyên gia này, rất khó để so sánh bởi việc tính toán dựa trên nhiều yếu tố như pháp luật nước sở tại, giá trị thương hiệu của nghệ sĩ, giá vé bình quân, quy mô sự kiện và cả thỏa thuận giữa các bên liên quan... Thế nhưng, VCPMC cũng nên nghiên cứu lại biểu mức để phù hợp với thị trường giải trí ở Việt Nam. Trên cơ sở biểu mức đó, tiếp tục đàm phán với đơn vị tổ chức để đưa ra cái giá “hợp lý, hợp tình” nhất; tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Chuyên gia này cũng nêu rõ, bản chất của tranh cãi những ngày qua là cả VCPMC và IME đều chưa linh hoạt trong cách xử lý vấn đề. Phía VCPMC có phần vội vã khi gửi đơn đến cơ quan chức năng đề nghị thu hồi giấy phép đêm diễn trong khi BTC đã nêu rõ sẽ thiện chí giải quyết, trên tinh thần hài hòa lợi ích đôi bên. Bên IME thì “nước đến chân mới chịu nhảy”, sát ngày tổ chức mới ngồi họp bàn đề xuất phương án tốt nhất để rồi cận ngày diễn mới thực hiện ủy nhiệm chi, thực hiện nghĩa vụ. Người hâm mộ thì cứ việc ngồi chờ trong lo lắng. Thậm chí cũng vì chuyện này, trên mạng xã hội đã xuất hiện những ý kiến tiêu cực về năng lực tổ chức sự kiện của Việt Nam.

Ở góc độ quản lý nhà nước, PGS.TS Bùi Hoài Sơn đề xuất, việc bổ sung quy định về tiền bản quyền cho chương trình ca nhạc liveshow trong Nghị định 17/2023/ NĐ-CP thời gian tới cần hướng đến tính linh hoạt, công bằng và thỏa đáng. Đồng thời khuyến khích các bên sử dụng dịch vụ đại diện bản quyền để dễ dàng hơn trong việc thoả thuận chi phí; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng bản quyền để tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển công nghiệp văn hóa và tổ chức các liveshow đa dạng, chất lượng hơn.

 Bên cạnh thủ tục xin cấp phép, chi phí bản quyền là câu chuyện bất kỳ đơn vị tổ chức sự kiện nào cũng cần hết sức chú ý bởi vấn đề có phần nhạy cảm. Nếu không xử lý khéo, tài chính sẽ là rào cản khiến các công ty tổ chức sự kiện “ngại” đưa nghệ sĩ quốc tế về Việt Nam biểu diễn… VCPMC cũng nên nghiên cứu lại biểu mức để phù hợp với thị trường giải trí ở Việt Nam…

… Phía VCPMC có phần vội vã khi gửi đơn đến cơ quan chức năng đề nghị thu hồi giấy phép đêm diễn trong khi BTC đã nêu rõ sẽ thiện chí giải quyết, trên tinh thần hài hòa lợi ích đôi bên.

 ĐÌNH TOÁN - THANH NGỌC - TÙNG QUANG

分享到: