【giải ngoại hạng trung quốc hôm nay】Các quốc gia đứng đầu về chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu

时间:2025-01-24 23:05:56 来源:88Point

ca c quo c gia du ng da u ve chi so do i mo i sa ng ta o toa n ca u

Vị trí 10 quốc gia có chỉ số sáng tạo hàng đầu thế giới trên bản đồ

Trong thế giới của những ý tưởng sáng tạo, Hàn Quốc đang xếp ở “ngôi vương”.

Đức, Thụy Điển, Nhật Bản và Thụy Sĩ nằm trong top 5 của bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới năm 2016 do Bloomberg đánh giá, dựa trên các yếu tố bao gồm nghiên cứu và chi tiêu cho phát triển, và việc tập trung phát triển công nghệ cao của các công ty.

Hàn Quốc đã chứng tỏ ưu thế vượt trội trong việc tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm ở khâu sản xuất, cũng như hiệu quả sáng tạo - đánh giá dựa trên số lượng người học ở bậc cao học và số sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học và kỹ thuật. Trong khi quốc gia này xếp hạng 39 đối với năng suất làm việc khi chỉ vượt qua ngưỡng trung bình, thì Hàn Quốc lại xếp thứ 2 trong cả 3 tiêu chí, đó là nghiên cứu phát triển (R & D), mật độ công nghệ cao, các hoạt động sáng chế và xếp hạng 6 ở tiêu chí tập trung nghiên cứu.

Marcus Noland, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Peterson, Washington, người chuyên nghiên cứu về Hàn Quốc và Triều tiên cho rằng, vị trí số 1 đã khẳng định quốc gia này đã đầu tư rất lớn để phát triển công nghệ mới và đào tạo ra nhiều kỹ sư cho thế giới. Tuy nhiên, vấn đề của Hàn Quốc là làm sao để có thể dùng sức mạnh của sự sáng tạo để phục vụ cho lợi ích chung của cả đất nước.

Tại thung lũng Silicon, những kỹ sư có ý tưởng sáng tạo có thể thành lập một hãng khởi nghiệp để tạo sự phát triển chung cho nền kinh tế Mỹ nhưng ở Hàn Quốc thì không như vậy. "Nếu bạn là một nhà khoa học hay một kỹ sư tại Samsung có những ý tưởng đột phá, họ sẽ không rời bỏ công ty và thành lập công ty riêng. Thay vào đó, họ sẽ báo cáo ý tưởng với quản lý của họ ở Samsung", ông Noland lý giải.

Hàn Quốc cũng nhận ra rằng yếu tố thể chế của họ sẽ khiến cho nước này không thể tận dụng tối đa những lợi thế từ những ý tưởng sáng tạo, ông Noland cho hay.

"Chính sách về tiền lương được xác định theo nhiệm kỳ và thâm niên công tác. Bên cạnh đó, sự thiếu linh hoạt trong chính sách hưu trí tại Hàn Quốc khiến cho nước này ít khi có sự dịch chuyển nhân sự giữa các hãng và giữa các ngành khác nhau", ông Noland nói. “Điều đó có nghĩa là Hàn Quốc đang làm tổn thương chính họ, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tạo này - điều đã gây nên ít nhiều sóng gió trong dư luận”.

Hàn Quốc đã vượt Đức, quốc gia xếp thứ 2 là 6 điểm, đồng thời đánh bại các nước láng giềng là Nhật Bản (xếp thứ 4) và Trung Quốc (xếp thứ 21), nhưng Hàn Quốc vẫn phải lo lắng về sự cạnh tranh của các quốc gia này. Hàn Quốc một mặt phải đối phó với lượng nhân công giá rẻ đến từ Trung Quốc và mặt khác phải cạnh tranh với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Vì vậy, quốc gia này vẫn nên cảm thấy lo lắng và phải cố gắng hơn nữa để có thể duy trì “phong độ” số 1 thế giới.

ca c quo c gia du ng da u ve chi so do i mo i sa ng ta o toa n ca u
Bảng xếp hạng top 50 quốc gia có chỉ số sáng tạo hàng đầu thế giới

Theo ông Noland, đang có quá nhiều rủi ro tại các quốc gia xung quanh Hàn Quốc như tăng trưởng chậm, bất bình đẳng, thiếu việc làm khiến các nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng tại các quốc gia trong khu vực sáng tạo nhất thế giới này lo lắng về nền kinh tế.

Thời gian gần đây, sự hỗn loạn của thị trường Trung Quốc đã làm “rung chuyển” nền kinh tế Hàn Quốc khiến ngân hàng Trung ương quốc gia này phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này được dự báo lên mức 3% trong năm 2016, giảm so với mức 3,2% được đưa ra trong tháng 10 năm ngoái. Mức tăng trưởng dự kiến trong năm 2015 chỉ đạt 2,6% so với 2,7% như dự đoán.

Trong giai đoạn hiện nay, với việc bất cứ quốc gia nào có mặt trong top 50 quốc gia sáng tạo nhất thế giới cũng sẽ tạo ra một động lực tăng trưởng dài hạn cho nền kinh tế.

"Khi một quốc gia nào đó được công nhận về đổi mới và sáng tạo thì mọi chuyện sẽ khác bởi quốc gia đó sẽ có xu hướng phát triển năng suất hơn, từ đó mức sống cũng được tăng lên theo thời gian", ông Jay Bryson, nhà nghiên cứu kinh tế toàn cầu của hãng Wells Farrgo Securities LLC tại Charlotte, North Carolina chia sẻ. “Chiếc bánh đang mở ra cho tất cả mọi người”.

Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, xếp hạng 8 trong danh sách của Bloomberg và Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, xếp hạng 21. Thứ hạng của Trung Quốc được cho là phản ánh một cách hợp lý bởi quốc gia này vẫn là một nước đang phát triển và phần lớn công nghệ được tạo ra do sao chép chứ không phải sáng tạo, Bryson phân tích.

Nhiều quốc gia có mặt trong bảng xếp hạng dựa vào lợi thế so sánh, tức là lợi thế nguồn lao động giá rẻ chứ không phải vì công nghệ tiên tiến. Bảng xếp hạng của Bloomberg cũng phản ánh chính xác tình trạng các quốc gia phía bắc đường xích đạo lấn áp các quốc gia phía nam của nền kinh tế toàn cầu. Châu Phi với Tunisia (46) và Morocco (48), châu Mỹ Latin, có Argentina (49) đã phản ánh rằng rất hiếm khi các quốc gia châu Phi và Mỹ Latin góp mặt trong top 50 và thứ hạng của các quốc gia này cũng không cao. Trong khi đó trong top 10 có tới 6 quốc gia châu Âu và 3 quốc gia đến từ châu Á.

Việc xếp hạng của Bloomberg được tiến hành ban đầu với tất cả 200 nền kinh tế trên thế giới nhưng sau đó đã phải loại bỏ những quốc gia không báo cáo đủ số liệu, tức là đủ 6/7 hạng mục, do đó, hãng tin này chỉ thu được dữ liệu của 84 quốc gia. Cuối cùng, Bloomberg đã tổng hợp và công bố bảng xếp hạng 50 quốc gia có chỉ số đổi mới, sáng tạo hàng đầu thế giới.

推荐内容