您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kq bd gh】Không một lực lượng nào có thể chống được tên lửa Bastion của Việt Nam 正文

【kq bd gh】Không một lực lượng nào có thể chống được tên lửa Bastion của Việt Nam

时间:2025-01-10 19:52:18 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Điểm danh một số loại vũ khí hiện đại như: tổ hợp tên lửa bờ Bastion, tàu ngầm k kq bd gh

Điểm danh một số loại vũ khí hiện đại như: tổ hợp tên lửa bờ Bastion,ôngmộtlựclượngnàocóthểchốngđượctênlửaBastioncủaViệkq bd gh tàu ngầm kilo, máy bay tiêm kích Su-30, tàu hộ vệ Báo đốm–Gepard, tàu tên lửa tấn công nhanh Tia chớp–Molniya, … Báo điện tử Chính phủ dẫn nguồn từ hãng tin Nga Sputnik, cho rằng danh sách các loại vũ khí Việt Nam mua của Nga thật ấn tượng.

Tổ hợp tên lửa bờ Bastion

Hiện Việt Nam có các tổ hợp tên lửa Nga Bastion. Thành phần chiến đấu của mỗi tổ hợp bao gồm đến 36 tên lửa hành trình Yakhont.

Tổ hợp tên lửa bờ Bastion

Đây là các tên lửa tự dẫn hướng chống hạm siêu thanh với đầu đạn nặng hơn 200kg. Vũ khí này đủ sức triệt hạ mục tiêu ở khoảng cách đến 300km.

Mỗi tổ hợp có thể bao quát bảo vệ hơn sáu trăm cây số bờ biển và kiểm soát vùng nước diện tích 200.000 km2.

Theo quan điểm của các chuyên viên Nga, hiện tại không một lực lượng hải quân nào trên thế giới có được phương tiện hữu hiệu để chống tên lửa Bastion.

Tàu tên lửa tấn công nhanh tia chớp

Tuần qua, Hải quân Việt Nam vừa tiếp nhận cặp tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya được sản xuất tại Việt Nam theo giấy phép của Nga.

Theo Sputnik, sau khi làm quen với tàu tên lửa Molniya của Nga, lãnh đạo Việt Nam đã quyết định sản xuất các tàu này theo giấy phép của Nga.

Tàu tên lửa tấn công nhanh tia chớp

Tàu tên lửa Molniya (còn gọi là loạt tàu M, hay tàu tên lửa 12418)– một trong những tàu tên lửa tấn công hiện đại, được đánh giá là hoàn thiện và hoạt động ổn định hàng đầu thế giới hiện nay do Viện thiết kế Hải quân Almaz- Liên bang Nga thiết kế.

Tàu tên lửa Molniya có lượng giãn nước 560 tấn, tính năng đi biển rất cao với vận tốc tối đa gần 70 km/h trong điều kiện tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ trung bình từ 1650-2400 hải lý.

Tàu được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát…

Ngoài hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, Molniya được lắp đặt hệ thống phóng 16 tên lửa đối hải Uran-E tầm bắn 130km.

Để phòng thủ, tàu được trang bị pháo tự động AK-176M, tầm bắn 15 km, độ cao 11km để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt nước và trên đất liền; 2 pháo 6 nòng tự động AK-630M tầm bắn 4-5km và nhịp bắn 4000-5000 phát/phút.

Tàu tên lửa Báo đốm-Gepard

Để tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không, có các tàu tên lửa Báo đốm-Gepard của Nga. Hiện tại, hai chiếc Gepard đã được đưa về Việt Nam, hai chiếc nữa chuẩn bị bàn giao.

Tàu tên lửa Báo đốm-Gepard

Tàu Gepard có lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể chịu được sóng gió cấp 10-12. Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công: Pháo hạm đa năng, tên lửa chống tàu; pháo cao tốc; tổ hợp phòng không; ống phóng ngư lôi; đuôi tàu có bãi đáp cho trực thăng chống ngầm.

Tất cả những vũ khí này có thể tiêu diện các mục tiêu trên không, trên biển trong tầm hỏa lực cho phép, bảo vệ tên lửa để sẵn sàng diệt các mục tiêu lớn.

Tàu Gepard có hệ thống động lực mạnh mẽ. Vũ khí tấn công chính là tổ hợp tên lửa đối hạm Kh-35 UranE (3M24E) có tầm bắn đạt 130 km. Tổ hợp pháo-tên lửa Palma đặt ở mũi tàu bao gồm hai pháo AO-18KD/6K30GSh 30mm và 8 đạn tên lửa dẫn bắn bằng laser Sosna-R. Palma có khả năng vô hiệu hóa các mục tiêu bay ở khoảng cách từ 200-8.000m và tầm cao tối đa tới 3.500m.

Đặc biệt, phiên bản Gepard 3.9 được trang bị sàn đỗ cho máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm Ka-27 Helix mở rộng khả năng tác chiến săn ngầm và diệt hạm (phiên bản Ka-27 nâng cấp).

Gepard 3.9 được đánh giá đa nhiệm nhất trong các phiên bản của khinh hạm Gepard do gói gọn được toàn bộ khả năng tác chiến hải quân trên một chiến hạm chỉ có độ choán nước đạt hơn 2.000 tấn.

Hố đen trong đại dương

Điểm danh vũ khí Nga tại Việt Nam, Sputnik không quên nhắc đến tàu ngầm kilo - phương tiện mà phương Tây gọi là "Hố đen trong đại dương" vì độ ồn cực thấp làm giảm đến mức tối thiểu khả năng bị đối phương phát hiện.

tàu ngầm kilo

Các tàu ngầm lớp này có thể lặn tới độ sâu 300m và di chuyển ở độ sâu với tốc độ 37 km/giờ. Chiếc tàu ngầm dài 74m rộng 10m cùng thủy thủ đoàn 52 người có khả năng bơi độc lập tới một tháng rưỡi, có trang bị ngư lôi, mìn và tổ hợp tên lửa Club tầm bắn 300 km.

Khác với tàu ngầm của các nước khác, tàu ngầm lớp này có độ ồn thấp, rất khó bị các phương tiện thủy âm phát hiện. 

Tàu ngầm Kilo được trang bị tên lửa chống hạm 3M-54E, cùng sử dụng ắc quy 476E loại cải tiến, tuổi thọ dài, đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ nước ở Thái Bình Dương.

Đáng chú ý, tên lửa hành trình đối đất 3M-14E loại mới nhất có tầm bắn 290km. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn.

Máy bay tiêm kích Su-30

Máy bay tiêm kích "Su" có công suất và khả năng cơ động vượt trội so với máy bay MiG của Liên Xô nổi tiếng trên bầu trời trong chiến tranh Việt Nam thời chống Mỹ.

Máy bay tiêm kích Su-30

Su là máy bay chiến đấu hạng nặng. Nó được trang bị tên lửa và bom mạnh hơn, có bán kính chiến sự lớn hơn.

Ngoài vũ khí thông thường, máy bay này được trang bị tên lửa chống hạm có thể giải quyết nhiệm vụ đánh trúng mục tiêu trên biển.

Chiều dài máy bay 22m, độ sải cánh gần 15m. Trọng lượng cất cánh tối đa 34,5 tấn. Tầm bay cao nhất hơn 17km, tốc độ tối đa trên cao 2.100 km/giờ. Khoảng cách bay không cần tiếp nhiên liệu 3000km. Máy bay chở đến 8 tấn tên lửa và bom, trên máy bay lắp đặt pháo 30 ly.

Hoàng Nguyên (T/h)