【dự đoán valencia】Khám phá 3 di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt đợt 15

Khu Di tích Quốc gia Hang Xóm Trại. Ảnh Tư liệu
Khu Di tích Quốc gia Hang Xóm Trại. Ảnh Tư liệu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 18-7-2024 xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích gồm Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành (huyện Lạc Sơn,m phdự đoán valencia tỉnh Hòa Bình); Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) và Di tích lịch sử Các địa điểm khởi nghĩa Trương Định (thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang).

Như vậy, sau đợt xếp hạng thứ 15, Việt Nam có tổng cộng 133 Di tích Quốc gia Đặc biệt.

Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Di tích mái đá làng Vành và di tích hang xóm Trại là những đại diện tiêu biểu về di sản Văn hóa Hòa Bình trên đất Hòa Bình nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây còn là các di tích khảo cổ có giá trị lịch sử, văn hóa hấp dẫn, độc đáo, là nguồn tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh trong giai đoạn mở cửa, hội nhập và liên kết vùng.

Hang làng Vành ngay sát nơi cư trú của người nguyên thủy tại Mái đá làng Vành. Trong hang có hồ nước nhỏ và nhiều dấu tích khảo cổ học của cư dân văn hóa Hòa Bình.

1907hanglangVanh.jpg
Hang làng Vành. (Nguồn: Báo Thể thao Văn hóa)

Di tích hang xóm Trại được phát hiện năm 1975. Hang có niên đại 21.000 năm cách ngày nay và đã được xếp hạng Di tích khảo cổ học cấp Quốc gia năm 2001. Qua nhiều lần điều tra, thám sát và khai quật đã phát hiện khối tư liệu khổng lồ bao gồm vỏ nhuyễn thể, xương răng thú, di cốt người, gốm và đặc biệt là di vật đá lên đến hàng nghìn hiện vật. Cho đến nay, đây là di tích Văn hóa Hòa Bình có bộ di vật phong phú nhất về công cụ đá.

Di tích mái đá làng Vành được nhà nữ khảo cổ học người Pháp M.Colani phát hiện, khai quật từ năm 1929 và được xếp hạng Di tích Khảo cổ cấp quốc gia năm 2004. Di tích còn giữ được nguyên trạng một phần tầng văn hóa gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều lớp trầm tích của kỷ đệ tứ. Di tích có địa tầng rất dày, chứa tổ hợp công cụ đá, gốm, mộ táng của cư dân Văn hóa Hòa Bình niên đại từ 17.000-8.000 năm cách ngày nay.

Thông qua cuộc khai quật phát hiện được dấu vết của một số di tích bếp lửa, các cụm xương động vật, các cụm đá tảng cuội có thể liên quan đến chỗ ngồi chế tác công cụ hay chế biến thức ăn của người tiền sử; các hố bên ngoài hang không phát hiện được các dấu vết di tích. Trong các hố khai quật và thám sát thu được một khối lượng khá lớn về di vật, chủ yếu là đồ đá, đồ xương, đồ gốm và nhuyễn thể; có thêm 7 niên đại tuyệt đối cho di tích mái đá làng Vành, sau khi có kết quả hiệu chỉnh vòng cây sẽ có niên đại tuyệt đối sớm nhất ở di tích này lên tới 25 triệu năm cách ngày nay.

Việc phát hiện những giá trị mới trong hang Xóm Trại và mái đá Làng Vành trong thời gian qua đã chứng tỏ các di chỉ văn hóa Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình còn rất nhiều bí ẩn để thu hút các nhà khoa học tìm đến nghiên cứu tiếp về Văn hóa Hòa Bình.

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 20km. Theo Quốc lộ 1A, từ Bạc Liêu hướng Cà Mau 5km, đến cầu Sập, rẽ theo lối đi chợ Vĩnh Hưng là đến tháp Vĩnh Hưng.

1907thapVinhhung.png
Tháp cổ Vĩnh Hưng. (Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Bạc Liêu)

Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được nhiều hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quý … đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 8I sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng.

Người đầu tiên phát hiện ra tháp và công bố với tên gọi tháp Trà Long vào năm 1911 là ông Lunet de Lajonquière. Tiếp theo vào năm 1917, Henri Parmentier đến khảo sát và công bố kết quả khảo sát trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (BEFEO) với tên gọi mới - tháp Lục Hiền.

Năm 1990, các nhà khảo cổ thuộc Viện khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Minh Hải đến khảo sát và đào một hố thám sát, phát hiện một số hiện vật như đầu tượng thần, minh văn, bàn nghiền, Linga-Yoni.

Trên cơ sở đó, di tích Tháp bước đầu được xác định niên đại từ thế kỷ 7-8) sau Công nguyên, thuộc giai đoạn phát triển cuối của nền văn hóa Óc Eo.

Từ giá trị kiến trúc của tháp Vĩnh Hưng, năm 1992 Bộ Văn hóa-Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng là Di tích cấp quốc gia.

Vào năm 2002 và năm 2011 để phục vụ cho công tác trùng tu tôn tạo di tích tháp Vĩnh Hưng, Trung tâm nghiên cứu khảo cổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu khai quật xung quanh Tháp làm lộ diện chân móng tháp, giải quyết những vết tích chìm trong lòng đất để có những giải pháp trùng tu, tôn tạo ngôi tháp nhằm phát huy giá trị của di tích.

Kết quả khai quật đã thu được nhiều hiện vật có giá trị độc đáo (một số hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu và một số được trưng bày tại Nhà trưng bày di tích Tháp Vĩnh Hưng). Từ kết quả khai quật khảo cổ học, các nhà khoa học xác định tháp Vĩnh Hưng có niên đại từ thế kỷ 4 sau Công nguyên và được tu sửa qua nhiều giai đoạn sau đó (từ thế kỷ 4-8) thuộc nền văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo.

Di tích lịch sử các địa điểm khởi nghĩa Trương Định

Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Trước đây, ông theo cha vào Gia Định, sau về Gò Công (Tiền Giang) lập nghiệp, khai hoang, lập đồn điền.

1907denthoTruongDinh.jpg
Quần thể đền thờ Trương Định ở thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Vào năm 1859, khi quân Pháp xâm chiếm Gia Định, tại Gò Công, ông đứng lên dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược, lấy “Đám lá tối trời” tại Gia Thuận, Gò Công làm căn cứ và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, làm nức lòng quân dân và được suy tôn là “Bình Tây Đại Nguyên Soái.”

Ngày 20-8-1864, bị nội ứng làm phản chỉ điểm, giặc Pháp đánh úp căn cứ “Đám lá tối trời.” Trong trận này, Trương Định sau khi anh dũng chiến đấu đến hơi tàn lực kiệt, đã tuẫn tiết để khỏi rơi vào tay giặc, năm ấy ông tròn 44 tuổi.

Để tưởng nhớ công đức của ông, nhân dân Gò Công thường gọi là “Trương Công Định” hoặc “Ông Trương,” có nơi ở Gò Công gọi là “Ông Lớn.”

Liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp của Anh hùng Dân tộc Trương Định ở đất Gò Công còn lưu lại nhiều di tích như Lũy Pháo Đài, Đám lá tối trời, Ao Dinh, Đền thờ và Khu lăng mộ của ông…

Di tích Lũy Pháo Đài thuộc ấp Pháo Đài (xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông). Di tích nằm ngay ở sông Cửa Tiểu nên thuận lợi cho việc đến tham quan bằng đường thủy hoặc đường bộ.

Năm 1987, Lũy Pháo Đài được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2000, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành xây dựng nhà bia Di tích Lũy Pháo đài. Nhà bia có kiến trúc đẹp, thoáng mát và trang nghiêm, với chiều cao 9,4 m, rộng 8,4 m, mái ngói, cột bêtông, nền tôn cao 02m so với mặt đất và đã tiến hành phục chế 02 súng thần công.

Đền thờ Trương Định tọa lạc tại ấp 2, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông. Đền thờ là nơi thờ cúng vị Anh hùng dân tộc Trương Định, người có công khai phá vùng đất Gò Công. Đây được xem là quê hương thứ hai (bên cạnh quê hương tỉnh Quảng Ngãi) của ông, nơi ông lớn lên lập nghiệp và kháng chiến chống ách xâm lược của thực dân Pháp.

La liga
上一篇:Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
下一篇:Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens