当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỷ số newcastle jets】Làm đẹp siêu tốc ở 'spa ngõ': Thực hư kem trộn siêu rẻ, siêu trắng! 正文

【tỷ số newcastle jets】Làm đẹp siêu tốc ở 'spa ngõ': Thực hư kem trộn siêu rẻ, siêu trắng!

2025-01-10 22:41:47 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:870次

Phân phối hàng hóa công khai trên thế giới ảo

Cùng với các hộp kem trắng da,àmđẹpsiêutốcởspangõThựchưkemtrộnsiêurẻsiêutrắtỷ số newcastle jets bộ tắm trắng, bùn ủ trắng do chủ spa Lan phân phối mà chúng tôi đã đề cập, từ lâu trên thị trường xuất hiện những loại kem trộn với công dụng làm trắng da “siêu tốc”, với mức giá “siêu rẻ”, chỉ 20.000 – 30.000 đồng/lọ. Loại kem này được bán tràn lan từ các cửa hàng cắt tóc gội đầu đến các quầy hàng mĩ phẩm. Thực chất, đây là loại kem được pha chế từ thành phần cortibion (corticoid), becozym, aspirin PH8, vitamine E… đem trộn với nhiều loại kem dưỡng thể có nguồn gốc từ Trung Quốc, Thái Lan để tạo thành một sản phẩm có tác dụng “tẩy da” cực mạnh.

Các loại kem trộn “siêu rẻ, siêu trắng” được bày bán và sử dụng ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn. Với hỗn hợp nhiều hóa chất “tẩy da”, chỉ sau thời gian ngắn sử dụng, làn da sẽ trắng hơn, căng mịn hơn do chất corticoid giữ nước trên bề mặt da và có công dụng trị mụn trứng cá… Nhưng dần dần da cũng bị bào mỏng và xuất hiện dấu hiệu lão hóa, teo da, nếu ngưng dùng loại kem trộn này, da sẽ nổi rất nhiều mụn bọc, mẩn đỏ. Thấy “hậu quả nhãn tiền”, nhiều chị em đã kiên quyết “nói không” với dòng mỹ phẩm trên.

Các chị em đi làm đẹp nên thận trọng với các loại kem trộn tự do hiện nay trên thị trường

Khoảng hai năm trở lại đây, loại kem này lại có dịp “tái xuất” với nhãn mác và xuất xứ mới: Kem, bùn ủ “nhập khẩu” 100% từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thực chất, kem trộn hay các loại kem lột, bùn ủ đều được sản xuất ở các spa, trung tâm thẩm mỹ chăm sóc da với công thức “lọc” bớt các chất corticoid dễ “tàn phá” làn da nhanh. Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội facebook, chợ “ảo”, các spa nhỏ lẻ đã có kênh quảng cáo và phân phối mỹ phẩm này hữu ích nhất.

Không tốn kém chi phí quảng cáo, không cần đăng kí thông tin sản phẩm, không cần thuê người mẫu quảng cáo, chủ spa và các nhân viên tư vấn cứ mặc sức “nổ” về công dụng của các loại kem do họ “chế” ra. Các album hình ảnh chị em trước và sau khi “tắm trắng”, “lột da” xuất hiện rất nhiều. Nhưng theo khảo sát của phóng viên, cứ khoảng 10 spa thì có đến 90% số lượng ảnh khách hàng là giống nhau và “cóp” lại của nhau. Không loại trừ khả năng, các spa này lấy hàng chung từ một đầu mối và được phép sử dụng loại hình ảnh quảng cáo do nơi sản xuất cung cấp.

Quản lí chồng chéo nên khó kiểm tra, xử lý

Nhiều spa còn ngang nhiên sử dụng hình ảnh của những người mẫu, ca sĩ, hotgirl… với những lời quảng cáo có cánh “Trắng như Ngọc Trinh chỉ sau 7 ngày”… Chị Lại Thanh Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) ngậm ngùi kể lại: "Tình cờ “lướt” facebook, mình tìm thấy đường link của một spa chuyên chăm sóc da, tắm trắng với chi phí khá rẻ, 2 triệu đồng/liệu trình. Chủ spa cho đăng tải khá nhiều “comment” của những người từng tắm trắng, lột da tại đó. Nhìn hình ảnh đen đúa xấu xí của họ và hình ảnh “thiên nga” sau khi tắm trắng, mình đến ngay spa này để lột da toàn thân trong 2 buổi. Sau khi “lột”, làn da trắng hơn nhưng ửng đỏ, bỏng rát, nhất là khi tắm và đi ra nắng, da mặt bắt đầu nổi mụn và lộ rõ mao mạch. Đến khi đi khám, mình mới biết da đã bị tổn thương nặng nề".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ spa dạo, sản phẩm làm đẹp "sống" khỏe do quản lý chồng chéo. Cụ thể, các cơ sở massage, spa chăm sóc da, thẩm mỹ viện có nhiều hoạt động liên quan đến sức khỏe con người lại do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc UBND quận, huyện cấp giấy phép kinh doanh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy đào tạo nghề. Sở Y tế không cấp phép nên việc thanh kiểm tra các cơ sở này rất khó khăn. Hơn nữa, theo ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, các spa tư nhân sử dụng kem trộn, mỹ phẩm tự pha chế cho khách hàng, lại do các phường, xã, quận huyện, nơi spa hoạt động xử lý.

* Trong năm 2013, cơ quan chức năng Hà Nội đã phát hiện hơn 2,5 tấn mỹ phẩm nhập lậu, đa số có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tháng 7/2013, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội tiến hành kiểm tra một số cơ sở thẩm mỹ có quảng cáo dịch vụ tắm trắng, kết quả cho thấy hầu hết loại mỹ phẩm, hóa chất mà các cơ sở sử dụng để tắm trắng đều không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc sản phẩm nhập khẩu nhưng chưa được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế.

* Trước hoạt động quảng cáo tràn lan, không được kiểm soát của các spa và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, được biết, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo trong khám bệnh, chữa bệnh tư nhân và dược tư nhân, theo hướng phân cấp mạnh cho các Sở Y tế phối hợp các Sở, ngành địa phương quản lý hoạt động này.

 

Hương Lan

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜