发布时间:2025-01-10 01:12:30 来源:88Point 作者:World Cup
Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn,ềugiảiphpđảmbảoantonthựcphẩnhà cái one 88 huyện Châu Thành đã triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người trong 6 tháng đầu năm nay.
Đảm bảo an toàn thực phẩm được quan tâm ở Trường Mầm non Ánh Dương.
Đảm bảo an toàn bếp ăn tập thể
Huyện Châu Thành là địa bàn có nhiều bếp ăn tập thể ở công ty, xí nghiệp, các trường học, có 393 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; trên 90 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm,… Vì vậy, việc đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được đặc biệt quan tâm. Tại Trường Mầm non Ánh Dương, thị trấn Ngã Sáu, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ được kiểm soát chặt chẽ mỗi ngày. Bà Trần Thị Thu Hồng, Hiệu trưởng của trường, cho biết: “Trường có gần 400 trẻ, trong đó có khoảng 150 trẻ ăn bán trú hàng ngày. Trường luôn đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ từ nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc rõ ràng, có hợp đồng cung cấp nguyên liệu và việc nấu nướng của cấp dưỡng cũng được Ban giám hiệu trường kiểm tra thường xuyên nhằm tránh để xảy ra mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ”.
Ghi nhận tại bếp ăn của Trường Mầm non Ánh Dương, khâu tổ chức nấu ăn được các cô cấp dưỡng chú trọng đảm bảo theo hướng một chiều. Bà Nguyễn Thị Chính, một trong 3 cô cấp dưỡng của trường, khẳng định: “Quy trình tiếp nhận và chế biến thức ăn được thực hiện theo hướng một chiều, nguyên liệu được vào một cửa và nấu nướng rồi mang ra từ một cửa khác, không quay lại cửa tiếp nhận ban đầu. Trong quá trình nấu ăn chúng tôi đều có tạp dề và đeo khẩu trang, đảm bảo rửa sạch nguyên liệu và nấu chín kỹ, gia vị chỉ sử dụng đường, muối, nước mắm để nêm”. Bà Chính và các cấp dưỡng khác ở trường cũng được khám sức khỏe định kỳ và được hướng dẫn các kiến thức về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm, chuyên viên cấp học mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành: “Trên địa bàn huyện có tổng số 20 bếp ăn tập thể ở các trường mầm non, mẫu giáo công lập và trường tư thục. Công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện thường xuyên. Điều kiện cơ sở vật chất ở hầu hết các trường đều đảm bảo bếp ăn 1 chiều và khâu mua nguyên liệu chế biến đều có nguồn gốc, có hợp đồng cung cấp. Những tháng đầu năm nay chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm ở các trường”.
Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn
Tại quán ăn Kiều Linh, ở thị trấn Ngã Sáu, cũng là một trong những cơ sở qua kiểm tra và được đánh giá thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm. Bà Lê Thị Đậm, chủ quán Kiều Linh, chia sẻ: “Chúng tôi kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo đúng các quy định về an toàn thực phẩm, tất cả nhân viên phục vụ đều được hướng dẫn kiến thức về đảm bảo an toàn thực phẩm và có khám sức khỏe đầy đủ. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm vừa hết hạn tôi đã liên hệ với Trung tâm Y tế huyện để được hướng dẫn làm lại. Các đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm của tỉnh, huyện thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn tôi thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm. Mới đây, cũng đã kiểm tra và hướng dẫn tôi ghi lại nguồn gốc nguyên liệu và yêu cầu duy trì việc lưu mẫu thực phẩm khi nhận nấu tiệc phục vụ trên 10 người. Tôi sẽ thực hiện đúng”.
Tăng cường công tác tuyên truyền và kiểm tra về an toàn thực phẩm luôn được chú trọng thực hiện ở huyện 6 tháng qua. Huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về an toàn thực phẩm. Qua đó, kịp thời phát hiện những vi phạm và tuyên truyền hướng dẫn khắc phục, xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, các mô hình sản xuất thực phẩm sạch, an toàn cũng được xây dựng trên địa bàn huyện, nổi bật là các mô hình trồng rau an toàn. Theo bà Trần Thị Kim Thúy, Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện: “Chúng tôi đã xây dựng được 3 mô hình trồng rau an toàn ở huyện và duy trì từ năm 2018 đến nay. Qua các mô hình, chúng tôi đã trực tiếp hướng dẫn người dân trồng rau theo hướng an toàn, sử dụng các chế phẩm sinh học… bước đầu cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn gặp khó do giá cả giữa rau an toàn và rau bán ở chợ không khác nhau, mô hình chưa thể nhân rộng do điều kiện ở các gia đình thiếu nguồn nhân lực để trồng. Từ các mô hình này, chúng tôi sẽ tích cực tuyên truyền vận động để nhân rộng ở các hộ nông dân khác nhằm đảm bảo cung cấp nguồn rau sạch, an toàn cho người dân, hạn chế thấp xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm hoặc thực phẩm không an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân”.
Với các giải pháp tích cực, những tháng đầu năm nay, trên địa bàn huyện Châu Thành không xảy ra vụ ngộ độc đông người, góp phần tích cực bảo vệ sức khỏe người dân.
Kiểm tra các cơ sở, trong đó có trên 70% cơ sở đạt yêu cầu Ông Nguyễn Soni, Phó khoa An toàn thực phẩm, Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, cho biết: “Chúng tôi cùng nhau tổ chức các đoàn kiểm tra đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán và dịp Tháng hành động vì an toàn thực phẩm đã kiểm tra các cơ sở, trong đó có trên 70% cơ sở đạt. Các cơ sở vi phạm tập trung các lỗi giấy khám sức khỏe hết hạn, mua nguyên liệu ở các chợ nông thôn chưa truy xuất được nguồn gốc,… Chúng tôi đã yêu cầu và hướng dẫn cơ sở khắc phục những hạn chế, các lỗi vi phạm, yêu cầu khi mua nguyên liệu phải ghi tên họ và số điện thoại, địa chỉ để có thể truy được nguồn gốc nếu xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm”. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
相关文章
随便看看