TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấkết quả bóng đá watfordo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, một quan chức Washington nói với đài ABC News rằng 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã rời đảo Guam hôm 10/12 để thực hiện một nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Một trong hai chiếc đã bay cách bãi Đá Châu Viên khoảng 3,2 km và lập tức bị Hải quân Trung Quốc phát cảnh báo xua đuổi, báo Người Lao Động đưa tin. Máy bay B-52 của Mỹ ‘vô tình’ áp sát đá châu Viên giữa lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng, phức tạp. Ảnh AFPĐến hôm 18/12, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban khẳng định đó là một “sự nhầm lẫn” vì các máy bay này không có ý định tiếp cận đảo nhân tạo trái phép trong phạm vi 12 hải lý, đồng thời nhấn mạnh động thái này không nằm trong chiến dịch thực thi quyền tự do đi lại mà Mỹ đang triển khai trên Biển Đông. Cũng theo lời ông Urban, Mỹ thường xuyên tiến hành những cuộc bay huấn luyện với máy bay B-52 khắp khu vực nhưng không có kế hoạch điều B-52 bay vào trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa. Lần này có thể do vấn đề thời tiết nên một chiếc B-52 mới bay áp sát Đá Châu Viên chỉ gần 3,2 km như vậy. Lầu Năm Góc thông báo họ đang điều tra lý do chiếc B-52 nói trên bay gần đảo nhân tạo so với kế hoạch ban đầu. Ông Urban cho biết thêm, Bắc Kinh đã bày tỏ quan ngại về hành động này thông qua các kênh ngoại giao và gửi khiếu nại tới Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc ngay sau đó. Ông nói: “Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ quan ngại với chúng tôi về đường bay của chuyến bay huấn luyện gần đây. Chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng vấn đề này và không bình luận về những trao đổi giữa 2 phía”. Theo đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố cả 2 chiếc B-52 nói trên đều "xâm phạm không xin phép vùng không phận quanh các đảo và bãi đá liên quan" nhưng không nêu khu vực cụ thể. Bộ này lên án các hành động của Mỹ là “khiêu khích quân sự nghiêm trọng”, khiến quân nhân Trung Quốc bị đe dọa và có thể gây ra hậu quả đáng tiếc ở biển Đông. Theo bộ này, quân đội Trung Quốc sẵn sàng thực hiện các biện pháp cần thiết để "bảo vệ chủ quyền". Trung Quốc đang cải tạp trái phép bãi Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam. Ảnh Digital GlobeTrước đó, hồi cuối tháng 10/2015, tàu khu trục Mỹ USS Lassen trang bị tên lửa dẫn đường đã di chuyển sâu vào trong khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa. Bắc Kinh đã điều tàu khu trục bám đuôi USS Lassen và gọi động thái này của Mỹ là “cực kỳ vô trách nhiệm”. Sau đó trong 2 ngày 8 – 9/11, Mỹ lại cho 2 máy bay ném bom B-52 bay gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông. Phía Mỹ gọi các chuyến tuần tra này là hành động bảo vệ tự do hàng hải, tự do lưu thông ở Biển Đông, theo thông tin trên báo Thanh Niên. Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Dân Trí, theo tiết lộ của Tư lệnh không quân Indonesia Agus Supriatna, Jakarta đang có ý định biến căn cứ không quân Natuna trên Biển Đông thành một tổ hợp quân sự hỗn hợp hay một “Trân Châu Cảng” của Indonesia nhằm đối phó với các mối đe dọa ở khu vực này. Quần đảo Natuna của Indonesia trên Biển Đông gồm có 280 đảo lớn nhỏ. Cư dân ở đây chủ yếu mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá và nông nghiệp. Đây không có vẻ là một nơi để xây dựng căn cứ quân sự. Tuy nhiên, trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho hay kế hoạch của ông là đưa binh sỹ, 3 tàu chiến và một phi đội máy bay chiến đấu tới các đảo này cũng như lập ra một căn cứ quân sự nhỏ ở đây. Tư lệnh không quân Indonesia Agus Supriatna cho biết, Bộ Quốc phòng nước này sẽ chi hơn 200 tỷ rupiah (14,2 triệu USD) để củng cố căn cứ trên quần đảo Natuna. “Chúng tôi muốn biến căn cứ không quân Natuna thành một tổ hợp quân sự hỗn hợp hay một “Trân Châu Cảng” của Indonesia”, ông Supriatna chia sẻ với báo Antara hồi tháng trước. Indonesia muốn biến quần đảo Natuna thành một "Trân Châu Cảng" ở Biển Đông. Ảnh www.vnbp.orgGiới quan sát quốc tế bình luận, việc tăng cường quân sự hóa Natuna có thể coi là động thái mới nhất của Indonesia nhằm tăng cường phòng thủ ở Biển Đông - nơi Trung Quốc đang tuyên bố hầu hết chủ quyền. Indonesia có thể sẽ hợp tác với Nhật Bản khi triển khai kế hoạch này. Cụ thể, ông Ryacudu dự kiến sẽ có cuộc hội đàm an ninh “2+2” tại Tokyo vào hôm nay 17/12. Cuộc hội đàm có sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng ngoại giao của Indonesia và Nhật Bản. Nhân chuyến công du Nhật Bản lần này, ông Ryacudu có thể tới thăm một nhà máy sản xuất chiến đấu cơ của Nhật Bản, Japan Times cho hay. Trong khi đó, trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo, ông Ryacudu cho biết: “Chúng tôi phải tăng cường sức mạnh quân sự để lường trước các mối đe dọa như đánh cá phi pháp hay xâm phạm trái phép, hoặc những đe dọa phi truyền thống như đi vào lãnh thổ của chúng tôi”. Theo giới quan sát, hoạt động đánh bắt trái phép của tàu nước ngoài không phải là vấn đề đáng lo ngại nhất, điều mà Indonesia quan tâm hơn có thể Trung Quốc. Thực tế, Indonesia không có tranh chấp với Trung Quốc về Biển Đông, nhưng Jakarta rất bất bình trước yêu sách của Trung Quốc đối với một phần thuộc quần đảo Natuna, gọi yêu sách này là không có cơ sở pháp lý. Nguyễn Yên(T/h) 4 sai lầm tai hại khi ăn dưa chuột gần như ai cũng mắc phải |