“Đại đa số các tỉnh đều ủng hộ”
Trước phản ánh thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy là không hợp lý,ộtrưởngThăngĐasốđịaphươngđồngthuậnviệcthuphíđườngbộvớixemáwolfsburg đấu với freiburg Báo Giao thông dẫn lời Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho rằng, việc đóng phí đường bộ là phục vụ lợi ích cho người dân. Về việc thời gian qua có địa phương tích cực thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy nhưng có nhiều tỉnh vẫn thờ ơ, Bộ trưởng Thăng khẳng định, đầu tháng 1/2015, Qũy bảo trì đường bộ Trung ương đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị đánh giá chính sách thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy.
“Đến nay đã có 27/63 tỉnh, thành phố gửi báo cáo đánh giá cụ thể. Trong đó 24/27 tỉnh đánh giá tích cực về chính sách thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy”, Bộ trưởng Thăng nói.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trao đổi với phóng viên bên lề họp báo Chính phủ. Ảnh V.C
Cũng theo lời vị Bộ trưởng GTVT, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị bỏ thu phí sử dụng đường bộ xe máy nhưng lại kiến nghị Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương phân bổ bổ sung nguồn kinh phí từ thu phí ô tô để địa phương bảo trì các tuyến đường vì kinh phí địa phương khó khăn. Chỉ có Đà Nẵng còn chờ ý kiến của các địa phương khác rồi mới quyết định.
“Như vậy, có thể đưa ra nhận định sơ bộ: Qũy Bảo trì đường bộ là một nguồn quan trọng cho các địa phương để duy tu, bảo dưỡng lại hệ thống giao thông. Vấn đề còn lại chỉ là thu phí như thế nào? Hiện tại thì cả 63 tỉnh, thành phố đều đã ban hành mức thu và vẫn thực hiện thu phí đường bộ đối với mô tô và xe máy.
“Mặc dù việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy còn chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng qua đánh giá, đại đa số các địa phương đều đồng thuận với chính sách thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy và kiến nghị tiếp tục được thực hiện”, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết.
Xe dân mua, đường dân làm, sao lại thu phí?
Tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật phí và lệ phí sáng 29/5, nhiều đại biểu quốc hội TP.HCM đề nghị Bộ Tài chính rà soát loại phí bảo trì đường bộ dành cho xe máy, nếu không phù hợp thực tiễn thì nên bỏ.
Tờ Tuổi trẻ dẫn lời đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nêu ra tại phiên thảo luận. Bà Tâm nói: “Nhiều người dân than với tôi họ mua một cái xe máy chỉ để chạy đi chợ, đón con. Và con đường họ đi ngay trong xóm, trong khu phố của mình. Đường đó do chính họ và cư dân xung quanh tự cắt đất, tự bỏ tiền ra làm. Vậy nhưng họ phải đóng phí đường bộ cho cái xe máy. Quá vô lý!”.
Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: Việt Dũng (Tuổi trẻ)
Dẫn chứng việc này bà Tâm cho rằng luật phải bao quát, phí và lệ phí cần được quy định mềm, giao quyền cho địa phương cân nhắc thu hoặc không thu, thu ở mức nào. Vì chỉ có địa phương mới nắm rõ được thực tế. Còn nếu không sẽ còn nhiều người dân phải đóng phí oan.
Đại biểu Trương Thị Ánh, Phó Chủ tịch HĐND TP. HCM, cho biết tại các cuộc họp của HĐND TP. HCM, các đại biểu cũng bày tỏ nhiều băn khoăn về phí đường bộ với xe máy.
"Vận hành được xe máy, người ta phải đổ xăng mà khi mua xăng, người dân đã trực tiếp đóng một khoản phí cho nhà nước. Giờ cứ thu thêm nữa, đó là tận thu của dân”, đại biểu Trương Thị Ánh bày tỏ.
Bà Ánh cũng cho rằng xe máy bây giờ thực tế là phương tiện của rất nhiều người nghèo, gắn chặt với cuộc mưu sinh. “Thu như vậy, thử hỏi có hợp lý không”, bà Ánh nói.
Chia sẻ thêm quan điểm này, đại biểu Nguyễn Văn Minh cảnh báo phí đường bộ thu thêm không được bao nhiêu tiền nhưng sẽ đẻ thêm một bộ máy hoặc chức danh kiêm nhiệm, chưa hẳn nhà nước đã có thêm ngân sách mà người dân thì bị thiệt thòi.
Viết Cường (T/h)