(VTC News) - Năm 2023,ểnvọnghợptácgiữacácđịaphươngViệtNamvớiTânCươngTrungQuốkết quả giao hữu câu lạc bộ châu âu khối lượng thương mại xuất nhập khẩu Tân Cương sang Việt Nam đạt hơn 5.000 tỷ đồng và dự kiến con số sẽ lớn hơn trong tương lai gần.Ngày 25/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cùng đoàn đại biểu Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Trung Quốc) tổ chức sự kiện “Tân Cương là vùng đất tuyệt đẹp”. Sự kiện giới thiệu văn hoá, con người và tiềm năng kinh tế khu tự trị Tân Cương, cũng như triển vọng hợp tác của khu vực với các đối tác Việt Nam, thúc đẩy quan hệ cấp địa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Triển vọng hợp tác với Việt Nam Tại sự kiện, ông Trương Trụ, Phó bí thư Khu ủy Tân Cương, khẳng định Tân Cương rất coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị với các địa phương của Việt Nam. Những năm gần đây, giao lưu giữa hai bên không ngừng gia tăng và hợp tác trên nhiều lĩnh vực đạt được những kết quả vô cùng thiết thực. Năm 2023, khối lượng thương mại xuất nhập khẩu Tân Cương sang Việt Nam đạt gần 1,43 tỷ nhân dân tệ (hơn 5.000 tỷ đồng), dự kiến con số sẽ lớn hơn trong năm nay và trong tương lai gần. Các sản phẩm như trong lĩnh vực cơ điện, dệt may, nhựa của Tân Cương được hàng nghìn hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng, trong khi các loại trái cây Việt Nam như thanh long và sầu riêng rất được người dân Tân Cương ưa chuộng. "Năm qua chứng kiến nhiều chuyến thăm qua lại và làm việc của các phái đoán Việt Nam và Tân Cương nhằm tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại. Có thể nói sự hợp tác giữa Tân Cương và các địa phương Việt Nam có nền tảng chính trị vững chắc và đầy triển vọng. Năm 2025 đánh dấu kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam và đây sẽ là năm giao lưu văn hóa hai nước. Tân Cương sẽ tiếp tục kế thừa tình hữu nghị truyền thống Trung Quốc - Việt Nam", ông Trương cho hay. Ông Hà Vỹ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, cho biết dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của chính phủ hai nước, Tân Cương và nhiều địa phương của Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả, tập trung vào việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai. Cùng với cơ sở hạ tầng kết nối giữa hai nước ngày càng được nâng cấp, các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam như cà phê, thanh long ngày càng được tiêu thụ nhiều tại Tân Cương, không chỉ làm phong phú bàn ăn của người dân nơi đây mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân Việt Nam. "Năm tới, Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời được lãnh đạo cấp cao hai nước xác định là Năm giao lưu nhân dân Việt - Trung. Đây là dịp để hai bên phát huy truyền thống hữu nghị, tăng cường tin cậy lẫn nhau. Tôi hy vọng Tân Cương và các địa phương của Việt Nam tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên, thông qua hợp tác linh hoạt và đa dạng, cùng góp phần làm rạng rỡ hợp tác thực chất giữa địa phương hai nước, đồng thời làm phong phú thêm nội hàm của cộng đồng chia sẻ tương lai Việt - Trung trong kỷ nguyên mới", ông Hà Vỹ nói. Tân Cương là vùng đất tuyệt đẹp Khu tự trị Tân Cương ở phía Tây Bắc Trung Quốc, rộng hơn 1,66 triệu km2, chiếm 1/6 tổng diện tích đại lục và là khu vực hành chính cấp tỉnh lớn nhất nước này. Tân Cương là khu vực giàu tài nguyên với 13 tài nguyên được xác định đứng đầu Trung Quốc và 56 tài nguyên nằm trong top 5. Trong đó, trữ lượng dầu đã được xác minh khoảng 7,41 tỷ tấn, chiếm 16,4% cả nước; trữ lượng hình thanh than 4,38 tấn, chiếm 25% cả nước; cùng với nhiều dự án sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió đang hoạt động và tiếp tục mở rộng. Khu tự trị rộng lớn phía tây bắc cũng là vùng sản xuất ngũ cốc hàng đầu Trung Quốc, vùng sản xuất bông lớn nhất và là một trong sáu vành đai sản xuất trái cây lớn trên thế giới. Năm 2023, sản lượng ngũ cốc của Tân Cương vượt 20 triệu tấn, tăng 3,05 triệu tấn so cùng kỳ năm trước và chiếm 10% tổng sản lượng cả nước. Sản lượng bông đạt 5,11 triệu tấn, chiếm hơn 90% cả nước. Tân Cương có 369 danh lam thắng cảnh cấp A, cấp quốc gia, trong đó có 12 danh lam thắng cảnh cấp 5A, điển hình là hồ Sayram trên núi Thiên Sơn, hồ nước ngọt có diện tích lớn nhất và ở nơi cao nhất trên thế giới. Năm 2023, Tân Cương đón 265 triệu khách du lịch trong và ngoài nước, tăng 117% so với năm 2022. Trong đó, thủ phủ Urumqi đón hơn 100 triệu khách, tăng 118%. Tân Cương có vị trí địa lý lợi thế, khi tiếp giáp với 8 quốc gia và có 20 cửa khẩu kết nối với bên ngoài. Đây cũng là khu vực cốt lõi của vành đai con đường tơ lụa, một trong những cửa ngõ giao thương của Trung Quốc với hơn 200 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới. Năm 2023, tổng khối lượng xuất nhập khẩu ngoại thương của Tân Cương đạt 357,33 tỷ nhân dân tệ (1,25 triệu tỷ đồng) tăng 45,9% so với cùng kỳ năm ngoái. GDP khu vực đạt 1.912,6 tỷ nhân dân tệ (6,7 triệu tỷ đồng), tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong nửa đầu năm 2024, GDP Tân Cương đạt 921,14 tỷ nhân dân tệ (3,2 triệu tỷ đồng), tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Vũ |