Kỳ quan thiên nhiên châu Phi | |
Xe máy điện - Giải pháp cho bài toán thiếu nhiên liệu tại Cuba | |
Hai thái cực đối lập trong kết quả kinh doanh ngành cao su thiên nhiên và săm lốp | |
Bộ Trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời về việc cấp đất xây chùa Bái Đính,àyđbảng xếp hạng j league 3 Tam Chúc |
Ảnh minh họa: ST |
Có thể thấy, cứ với đà tiêu dùng này, cộng với tốc độ tăng dân số như hiện nay, “món nợ sinh thái” của loài người sẽ ngày càng chồng chất. Các nhà khoa học cho biết, nếu lấy năm 2020 làm mốc để dựng ra kịch bản tương lai thì ngay trong thiên niên kỷ tới, số lượng thành viên mới của hành tinh có thể vượt qua ngưỡng tổng số người từng sống trên Trái Đất (khoảng 108 tỷ người). 135 tỷ đứa trẻ sẽ được sinh ra từ nay cho tới năm 3020! Khoảng cách giữa thế hệ chúng ta với những em bé đó nghe qua thì rất mơ hồ, nhưng chỉ tương đương với khoảng cách giữa các vị vua nhà Lý với chúng ta. Kho tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta để lại cho các thế hệ đó chắc chắn không phong phú dồi dào như các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta. Mà không, có vài thứ sẽ nhiều hơn rất nhiều theo cách không ai mong muốn: chất thải phóng xạ và rác thải nhựa. Những thứ đang làm ô nhiễm các đại dương và gây nguy hiểm cho nhân loại!
Có một nghịch lý đã được chứng minh là, ở nhiều nước đang phát triển, mức độ tiêu dùng tài nguyên khá… vô tư. Đơn cử, trong khi tỷ lệ tái chế giấy tại Mỹ là 70 – 80%, Thuỵ Sỹ là hơn 80%, thì ở Việt Nam chỉ đang ở ngưỡng 50 – 55%. Cần nhớ rằng mỗi tấn bột giấy nguyên liệu làm từ gỗ sẽ tiêu tốn khoảng 23 cái cây, cùng với rất nhiều nước và hoá chất. Nếu dùng một nguyên liệu tái chế có thể tiết kiệm được rất nhiều, ít nhất là 35% nước và sẽ không có cái cây nào phải ngã xuống.
Người tinh khôn - Homo Sapiens chúng ta - đã được ghi nhận tồn tại trên hành tinh này vào khoảng 50.000 năm trước. Nếu năm nào cũng “đi vay”, 50.000 năm tới sẽ ra sao nhỉ…