【lịch thi đấu bóng đá mỹ】Nhiều biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn

作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 10:52:54 评论数:

Trước tình hình hạn hán,ềubiệnphpứngphvớixmnhậpmặlịch thi đấu bóng đá mỹ xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt, lấn sâu vào nội đồng, đe dọa sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân, toàn huyện Vị Thủy đã thực hiện nhiều biện pháp để chủ động ứng phó.

Để theo dõi kịp thời tình hình xâm nhập mặn, công tác quan trắc, kiểm tra đang được ngành chức năng và địa phương ở huyện Vị Thủy thực hiện thường xuyên.

Cập nhật thường xuyên tình hình đến với người dân, nhà nhà chủ động

Những ngày qua, bà Phan Thị Sáng ở ấp 7, xã Vị Thủy, đều đặn cập nhật diễn biến xâm nhập mặn để chủ động trong việc tưới nước cho vườn trầu của gia đình. Rút kinh nghiệm những năm trước, gia đình bà quan tâm cải tạo ao vườn, thường xuyên kiểm tra cống, xây dựng hệ thống trữ nước ngọt để dự trữ nguồn nước tưới trầu.

Bà Sáng bộc bạch: “Trầu rất nhạy mặn, chỉ cần tưới nước hơi mặn hơn là bị ảnh hưởng ngay, rút kinh nghiệm vào những đợt mặn mấy năm qua, mỗi nhà ở đây đều tự trang bị hệ thống ngăn mặn riêng. Người dân giờ yên tâm hơn khi địa phương cập nhật thường xuyên về độ mặn, kịp thời đóng cống ngăn mặn, trữ nước ngọt. Khi độ mặn tăng cao, vườn của người dân được bảo vệ an toàn bởi 3 vòng khép kín: Hệ thống cống ngăn mặn ở các vàm sông lớn, hệ thống đê bao khép kín và hệ thống cống, bọng của mỗi gia đình. Một số gia đình còn chuẩn bị sẵn dụng cụ trữ nước ngọt để đề phòng khi mặn kéo dài, các ao rạch cạn nước”.

Tranh thủ nước ở dưới kênh nội đồng chưa bị xâm nhập mặn, ông Nguyễn Văn Út, ở ấp 4, xã Vĩnh Thuận Tây, đặt máy bơm để 10 công đất lúa sạ được gần 1 tháng không bị khô mặt đất. Ông Út chia sẻ: “Địa bàn tôi đang sinh sống dễ bị nước mặn xâm nhập, gia đình tôi luôn theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình nước mặn, thận trọng khi sử dụng nguồn nước bơm cho ruộng lúa. Cây lúa rất nhạy cảm với nước mặn, lỡ bơm nước mặn vào là lúa dễ bị còi cọc, khó phát triển. Nông dân chỉ phụ thuộc vào mấy công ruộng, nên mỗi lần bơm nước tôi cũng thử nước trước, chứ chủ quan là mất trắng luôn”.

Xã Vĩnh Thuận Tây có phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp, gồm lúa, hoa màu, vườn cây ăn trái và diện tích thủy sản. Địa bàn nằm tiếp giáp với huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, hai địa phương có nguy cơ bị nước mặn xâm nhập, nên khả năng bị ảnh hưởng là điều không tránh khỏi.

Ông Huỳnh Quốc Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, thông tin: “Ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn, địa phương đã chủ động huy động mọi nguồn lực, triển khai các giải pháp bảo vệ sản xuất, khuyến cáo người dân tích trữ nước trong hệ thống kênh mương, ao hồ... góp phần giảm thiểu thiệt hại xâm nhập mặn gây ra. Các cống ngăn mặn trên địa bàn đã được đóng kín để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân”.

Số liệu quan trắc mặn trước kỳ nghỉ lễ trên địa bàn xã Vĩnh Thuận Tây, độ mặn đo được ở 5 cống ngăn mặn trên địa bàn có nơi cao nhất là 3,5‰, nơi thấp nhất 0,4‰.

Tăng cường quan trắc, kiểm tra    

Mùa khô năm nay tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài, nước mặn xâm nhập diễn ra phức tạp, khó lường. Dù không phải là địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn xâm nhập, nhưng trên địa bàn huyện Vị Thủy có nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở xã Vĩnh Thuận Tây, xã Vị Thủy, xã Vị Thắng, bị ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân nếu mặn tiến sâu nội đồng.

Trên địa bàn huyện Vị Thủy có trên 17.000ha trồng lúa, hơn 2.000ha rau màu và 3.000ha diện tích cây ăn trái. Trước tình hình xâm nhập mặn như hiện nay, ngành nông nghiệp huyện đã chủ động các giải pháp ứng phó, để đảm bảo cho nông dân sản xuất an toàn, không bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.

Ông Trương Văn Trí, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, cho biết: “Từ 22-4 đến nay, nồng độ mặn tăng lên khá cao có nơi lên tới 5‰, chúng tôi đã đóng tất cả các cống ở xã Vĩnh Thuận Tây dọc đến xã Vị Thủy để ngăn mặn tràn vào nội đồng. Đơn vị duy trì quan trắc 2 lần/ngày và thông báo để người dân không lấy nước trong thời gian này. UBND huyện ban hành công văn chỉ đạo các địa phương vận hành các cống ngăn mặn. Trước đó, ngành thông báo người dân nạo vét các tuyến kênh, mương trong nội đồng để trữ nước ngọt và đóng các đầu mương lại để trữ nước, đảm bảo nước ngọt phục vụ sản xuất. Chúng tôi còn kiểm tra khảo sát thường xuyên để có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời”.

Với sự chủ động của các cấp, các ngành và người dân, là cơ sở để huyện Vị Thủy ứng phó có hiệu quả khi tình hình nắng nóng còn kéo dài và xâm nhập mặn có thể xảy ra nhanh, sâu và nhiều hơn hiện tại.

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

最近更新