Năng lực cạnh tranh yếu
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng,ỉdoanhnghiệptậndụnglợiíchcủbong da so net các lợi ích do FTA mang lại lớn hơn rất nhiều cho các công ty đa quốc gia, các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, bởi họ có đủ nguồn lực để nắm bắt các cơ hội này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Song với các DNNVV thì ngược lại, họ chưa tận dụng một cách hiệu quả nhất lợi ích do các FTA mang lại trong quá trình hội nhập.
Tại các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, điển hình là ở Việt Nam, hiện có khoảng hơn 90% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế được xếp vào DNNVV và siêu nhỏ. Tuy đóng vai trò quan trọng như vậy, song các DNNVV hiện gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất và kinh doanh ở mọi khía cạnh, đặc biệt là đối với việc tận dụng các cơ hội do FTA mang lại để có thể vươn xa hơn khỏi thị trường nội địa, thâm nhập tốt hơn vào thị trường khu vực và thế giới.
Còn theo ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng WTO, Vụ Chính sách thương mại đa phương (Bộ Công Thương), thời gian qua các DNNVV Việt Nam đã tìm hiểu các FTA để tận dụng, tuy nhiên trong một số Hiệp định cụ thể, tỷ lệ tận dụng của khu vực doanh nghiệp này chưa cao, chỉ khoảng 30%. Nguyên nhân được ông Cường chỉ ra là do các DNNVV chưa hiểu rõ các quy định trong FTA như thuế quan, quy tắc xuất xứ, các rào cản thương mại… Rào cản nữa là DN hạn chế thông tin để xác định, phân tích thị trường. “DNNVV hạn chế về nguồn nhân lực, một cán bộ trong DNNVV phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên họ không có thời gian nghiên cứu sâu về FTA, trong khi các quy định trong các FTA rất phức tạp nên nhiều DN chưa nắm tốt được để ứng dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình”, ông Cường cho biết thêm.
Chưa kể đến, các DNNVV còn hạn chế về nguồn lực khác như không tiếp cận được trực tiếp với người mua hàng nên thường bán qua trung gian, do đó không tận dụng được các lợi ích từ các FTA. Đáng chú ý, năng lực cạnh tranh của DNNVV Việt Nam yếu dễ dẫn tới mất thị trường trong nước khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, nhận thức về các FTA của DN Việt Nam còn hạn chế. Các đối tác FTA có rào cản phi thuế quan rất chặt chẽ, nhiều đối tác như EU, Hoa Kỳ có các tiêu chuẩn thuộc mức cao là khó khăn cho các DNNVV. Trong khi, Việt Nam lại thiếu thông tin cụ thể và các hướng dẫn về lộ trình, yêu cầu từng ngành hàng cho từng thị trường của các quốc gia tham gia FTA.
Trách nhiệm khâu tuyên tuyền
Theo đề xuất của nhiều chuyên gia, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng với các FTA thế hệ mới, nếu công tác tuyên truyền về hội nhập không kịp thời thì khả năng tận dụng cơ hội của DN cũng khó tăng lên. Do vậy, các bộ, ban ngành của Chính phủ cần tuyên truyền để các DNNVV nắm bắt thông tin về FTA nhiều hơn, qua đó nâng cao tỷ lệ tận dụng được các lợi ích của FTA.
Trên thực tế, một số địa phương cũng đã tích cực phối hợp với cơ quan quản lý để tổ chức tuyên truyền hội nhập cho DN song hiệu quả của công tác này chưa “thấm vào đâu”. Ông Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai cho hay, năm 2015, Việt Nam hội nhập sâu, rộng bằng việc tham gia các FTA thế hệ mới nhưng nguồn nhân lực của chúng ta vẫn còn yếu nên khả năng hội nhập sẽ khó khăn hơn. Trong khi đó, thông tin hội nhập cũng là vấn đề còn hạn chế. “Vừa qua, Sở Công Thương đã tham mưu cho tỉnh mời chuyên gia đến nói về vấn đề hội nhập nhưng chưa được bao nhiêu. Chúng tôi có mời lãnh đạo Bộ Công Thương nhưng do bận nên không tham dự được. Mong rằng, trong năm 2016, Bộ Công Thương tiếp tục mở hội nghị để tuyên truyền giúp DN nắm được thông tin hội nhập, nắm được cơ hội cũng như thách thức”, ông Giang nói.
Thừa nhận thực tế này, ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, khâu phối hợp trong tổ chức đàm phán chúng ta đã làm tốt nhưng việc tuyên truyền và thông tin tới cộng đồng DN về kết quả đàm phán và nội dung hội nhập thì có vấn đề. Mặc dù, các nội dung, kết quả đàm phán sau khi được chính thức thông báo công khai đều được giới thiệu, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên website của bộ, ngành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, có những nội dung đàm phán có yêu cầu chỉ được công bố vào thời điểm thích hợp và cùng lúc với các quốc gia khác nên chúng ta phải thực hiện đúng theo cam kết.
Bên cạnh đó, các tài liệu và thông tin đã được công bố phần lớn là thông tin dạng kỹ thuật, từ những cam kết với các đối tác, ta cụ thể hóa trong từng lĩnh vực ngành hàng như thế nào thì đòi hỏi phải tiếp tục phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các nhà kinh tế, các Hiệp hội, DN. Đây cũng là trọng tâm mà Chính phủ và Bộ Công Thương sẽ triển khai trong năm nay để tuyên truyền về hội nhập.