【oxbet net】Đồng bào Thổ gìn giữ nhịp cồng chiêng

时间:2025-01-12 23:43:52来源:88Point 作者:Thể thao

VHO - Cồng chiêng là nét văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của đồng bào Thổ ở miền Tây xứ Nghệ. Trong những năm qua,ĐồngbàoThổgìngiữnhịpcồngchiêoxbet net từ sự tâm huyết, nỗ lực gìn giữ di sản dân tộc của các nghệ nhân cao tuổi, những điệu múa, cách đánh cồng chiêng đã được trao truyền và phát huy trong đời sống cộng đồng…

 Đồng bào Thổ gìn giữ nhịp cồng chiêng - ảnh 1
Biểu diễn văn nghệ tại Đại hội CLB dân ca, dân vũ dân tộc Thổ lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023-2028. Ảnh: TRUNG TÂM VĂN HÓA HUYỆN TÂN KỲ

 Sau một thời gian triển khai Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS miền núi giai đoạn 2021- 2030, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Thổ ở xã Giai Xuân (Tân Kỳ, Nghệ An) đã và đang chuyển biến tích cực, phong trào văn hóa văn nghệ phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của bà con bằng những hoạt động thiết thực.

Bảo tồn di sản trước nguy cơ bị mai một

Trong một buổi sinh hoạt cộng đồng tại Nhà văn hóa xã, bà Trương Thị Thống, thành viên CLB Cồng chiêng (xóm Long Thọ, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ) chia sẻ: “Chúng tôi vừa đánh cồng vừa hướng dẫn con cháu nhảy múa theo đúng nhịp điệu, kết hợp với tiếng kèn, tiếng trống và điệu múa. Chỉ cần một người chơi nhạc cụ lạc nhịp thì các nhạc cụ khác không thể kết hợp tiếp được. Đối với đồng bào Thổ, tiếng cồng, tiếng chiêng gắn bó từ khi sinh ra cho tới lúc trở về với tổ tiên. Lúc còn nhỏ, chúng tôi được cha mẹ bồng đi xem hát múa, lớn lên thì tiếng cồng chiêng đã ngấm vào máu thịt từ bao giờ, ai cũng biết đánh thành thạo, biết hát, biết múa. Đến khi trưởng thành, nhờ các lễ hội cồng chiêng, các buổi hát đối đáp giao duyên, những cặp đôi đã tìm được nhau. Khi qua đời cũng được tiếng cồng chiêng đưa tiễn”…

Cồng chiêng đối với người Thổ còn là biểu tượng của sự sung túc, nhà nào có điều kiện mới sắm được một bộ cồng 4 chiếc, gồm: Cồng cái (cồng mẹ hoặc cồng một), cồng con (cồng hai), cồng chị (cồng ba), cồng em (cồng bốn) cùng giá treo cồng hình đầu rồng bằng gỗ hoặc tre sơn son thiếp vàng. Đi theo bộ cồng Thổ còn có chiêng, trống cái, kèn ô loa, sáo và tiêu.

Theo các bậc cao niên xã Giai Xuân, những năm chiến tranh ly tán và giai đoạn đất nước khó khăn, văn hóa cồng chiêng đã có thời gian dài bị mai một. Vì những vất vả, lo toan của cuộc sống, không có điều kiện để sinh hoạt cộng đồng, những bộ cồng chiêng đã bị bán đi, thậm chí trở thành “sắt vụn” trong gánh “đồng nát”.

Các lễ hội truyền thống cũng ít được tổ chức nên tiếng cồng chiêng không được cất lên. Mãi cho đến những năm 1990, phong trào gìn giữ, bảo tồn văn hóa dần được khôi phục, bà con tụ họp nhau lại, gom nhặt từng chiếc cồng, chiếc chiêng, chỉnh âm, chỉnh tiếng, cùng đánh, cùng chơi, cùng múa hát rồi hình thành nên CLB cồng chiêng Giai Xuân. Tại đây, mọi người dạy nhau đánh cồng chiêng, chia sẻ những kiến thức còn sót lại trong trí nhớ…

Treo chiếc cồng đen bóng tại nơi trang trọng giữa nhà, bà Thống bày tỏ: “Nhớ tiếng cồng chiêng, mình xem người lớn tuổi đánh rồi học theo. Bộ cồng có bốn âm tiết khác nhau và mình phải học cách phân biệt từng âm tiết. Nếu đánh sai thì nó lại chuyển thành làn điệu khác. Không chỉ có vậy, việc tìm kiếm, khôi phục các giai điệu cổ cũng là công việc khó khăn, vì từ xưa tới nay, cách chơi cồng chiêng chỉ truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

 Đồng bào Thổ gìn giữ nhịp cồng chiêng - ảnh 2
CLB cồng chiêng xã Giai Xuân (Tân Kỳ, Nghệ An) tham gia biểu diễn tại các lễ hội văn hóa

Nỗ lực phục hồi, gìn giữ di sản

Ông Vũ Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND xã Giai Xuân cho biết, xã có hơn 9.000 nhân khẩu, trong đó đồng bào Thổ chiếm gần 70%. Do thời gian gián đoạn quá lâu, người già cứ lần lượt qua đời, mang theo các làn điệu, bài hát xưa cũ về bên kia thế giới mà không kịp truyền lại cho con cháu. Những người biết đánh cồng, chiêng thế hệ trung niên do không luyện tập thường xuyên nên kiến thức cũng rơi rụng khá nhiều. Bởi vậy, nếu không có sự quyết tâm của chính quyền xã và sự đồng lòng của bà con thì những giá trị di sản này coi như đứt gãy.

“Thời gian qua, ngoài việc chú trọng phát triển đời sống kinh tế - xã hội, địa phương luôn tìm cách khôi phục cồng chiêng và các nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ. “Đêm nằm nghe tiếng cồng ba/ Cồng tư vọng lại xót xa trong lòng/ Người xưa, làng cũ còn đây/ Tiếng cồng, tiếng trống còn đâu hỡi người”… Trải qua không ít thăng trầm, đến nay tiếng cồng, tiếng chiêng vẫn còn giữ nhịp, đó là điều thực sự quý giá”, ông Sơn xúc động nói.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phong trào xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, đồng bào Thổ đã và đang nỗ lực khai thác, gìn giữ và phát huy bản sắc của dân tộc mình. Để khôi phục văn hóa cồng chiêng, từ năm 2020, xã Giai Xuân đã ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Thổ giai đoạn 2020-2025. Theo đó, chính quyền xã đặt mục tiêu đến năm 2025 mỗi xóm phải có một bộ cồng chiêng, trống, kèn; sưu tầm, lưu giữ và phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ; thành lập CLB văn nghệ để tập luyện và biểu diễn các bài ca, điệu múa dân gian. Hằng năm, xã đều đưa ra kế hoạch triển khai cụ thể…

Đến nay, phong trào khôi phục văn hóa truyền thống của đồng bào Thổ ở xã Giai Xuân đã thu được nhiều kết quả tích cực. Các CLB cồng chiêng, múa hát, dệt võng gai được thành lập, duy trì biểu diễn thường xuyên và huy động được nhiều người trẻ tham gia. “Thời gian tới, huyện khuyến khích các nghệ nhân tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ, biên soạn thành sách, quay video để làm tư liệu lưu trữ. Đồng thời, đưa các làn điệu, bài đánh cồng chiêng vào trường học và phát triển thành sản phẩm độc đáo phục vụ du lịch”, ông Nguyễn Văn Thực, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ khẳng định.

相关内容
推荐内容