您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【tin tuc bong da anh】Vì sao đường sắt Cát Linh

Cúp C27人已围观

简介Mô hình Dự án khi hoàn thành. Ảnh: STTheo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, ...

Cát Linh - hà Đông

Mô hình Dự án khi hoàn thành. Ảnh: ST

TheìsaođườngsắtCátin tuc bong da anho Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông vận tải (GTVT), nhiều hạng mục về giá hợp đồng EPC, chi phí vận chuyển dầm; giá hợp đồng tư vấn giám sát thi công tại Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bị kéo dài thời gian thực hiện, giá hạng mục đoàn tàu, thiết bị nhập khẩu... đã khiến dự án bị “đội” vốn lên 868,06 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD) so với tổng mức đầu tư ban đầu.

Về vấn đề giá của hợp đồng EPC, theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, tại thời điểm ký hợp đồng EPC các bên đã vận dụng các nội dung về giá hợp đồng tạm tính và được Tổng thầu sao chép từ tổng mức đầu tư được duyệt mà không có các tính toán chi tiết khối lượng, không có đơn giá chi tiết cho từng hạng mục công trình để làm cơ sở quản lý khối lượng thi công chi tiết, cũng như cho việc tính toán điều chỉnh giá khi cần thiết.

Bên cạnh đó, hợp đồng cũng không có quy định về cách lập dự toán hoặc cách tính trượt giá để làm cơ sở cho các bên lập dự toán và xác định giá hợp đồng chính thức nên đã gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho việc xác định giá hợp đồng chính thức.

Thêm vào đó, đây là dự án ODA sử dụng vốn vay Trung Quốc, ngay từ khi ký hợp đồng và triển khai đến nay tồn tại nhiều vấn đề về thủ tục pháp lý, về tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức đơn giá.

Ví dụ như trong thiết kế, thi công, thiết bị… một số hạng mục chưa có quy trình của Việt Nam phải sử dụng quy trình, công nghệ chủ yếu của Trung Quốc nên khó khăn trong thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, làm chủ công nghệ.

Đặc biệt, dự án ngay từ khi bắt đầu thực hiện cũng không có chỉ dẫn kỹ thuật (Tổng thầu báo cáo ở Trung Quốc không phải làm chỉ dẫn kỹ thuật) nên trong quá trình thực hiện các nhà thầu phụ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, dự án sử dụng định mức của cả Trung Quốc và Việt Nam, trong khi hệ thống định mức tỷ lệ phần trăm của Trung Quốc cao hơn Việt Nam dẫn đến một số hạng mục có thể lập dự toán của Việt Nam, hoặc Trung Quốc cho ra kết quả khác nhau gây khó khăn khi thẩm tra, thẩm định và phê duyệt, đặc biệt trong công tác hậu kiểm, quyết toán dự án sau này.

Ngoài ra, do thời gian thi công kéo dài nên Công ty TNHH Giám sát xây dựng - Viện nghiên cứu thiết kế đường sắt Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đề nghị điều chỉnh giá hợp đồng theo cách lập giá mới và kế hoạch nhân sự mới với mức lương tăng khoảng 3,5 lần so với hợp đồng đã ký.

"Việc hợp đồng đã ký không quy định cụ thể điều chỉnh giá khi kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng chưa phù hợp quy định. Đơn giá về công lao động trong thời gian kéo dài được lập mới cũng chưa phù hợp với quy định hiện hành, thông lệ của các dự án ODA", Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho biết.

"Chính vì vậy tổng mức đầu tư dự kiến giá trị điều chỉnh là 868,06 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD) so với tổng mức đầu tư ban đầu" và Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho rằng đây là khó khăn lớn hiện nay.

Trong khi đó, tại một cuộc họp báo của Bộ GTVT tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT đang tiếp tục rà soát xem tăng ở hạng mục nào và đâu là nguyên nhân để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

"Bộ GTVT cũng đã có văn bản báo cáo Chính phủ cho phép điều chỉnh tăng vốn để làm cơ sở đàm phán với Ngân hàng Eximbank Trung Quốc vay vốn bổ sung. Được biết, phía Eximbank đã thấy được nguyên nhân tăng vốn và yêu cầu phải giải ngân hết số tiền đang có từ nay đến cuối năm sau đó mới tiếp tục đàm phán. Hiện, dự án mới giải ngân được 60%", Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết thêm./.

Trí Dũng

Tags:

相关文章