【ket qua fa cup anh】Thực phẩm an toàn: Làm sao để người tiêu dùng có niềm tin?

时间:2025-01-09 13:15:45 来源:88Point

thuc pham an toan lam sao de nguoi tieu dung co niem tin

Ngay cả rau bán trong siêu thị, người tiêu dùng cũng không có cách nào để kiểm tra độ an toàn. Ảnh: Phan Thu (ảnh minh họa).

Lợi nhuận là trên hết

Chợ Minh Khai (Hà Nội) có đầy đủ các mặt hàng từ nông sản như rau, củ quả các loại, măng, các mặt hàng khô như lạc, đậu, miến, bánh đa, thực phẩm (thịt lợn, thịt bò, thịt gà vịt, gia cầm) cho đến thủy hải sản...Mỗi ngày có tới 4.000-5.000 giao dịch tại chợ đủ để thấy khối lượng hàng hóa ở chợ này lớn như thế nào. Song để tìm được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa ở đâu thì Ban quản lý chợ này hoàn toàn không thể truy suất hết được.

Trao đổi với phóng viên bên lề hội thảo “Đưa thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội” ngày 12-5, ông Nguyễn Ngọc Vinh, Phó giám đốc Xí nghiệp thương mại Minh Khai cho biết: “Để xác định nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì hiện ban quản lý không chắc chắn được. Chúng tôi chỉ có thể truy suất được qua các tài liệu như bà con có thông tin ở vùng rau nào thì đến kiểm tra, lấy mẫu kiểm tra”.

Trên thực tế, Ban quản lý chợ không có phương tiện gì để kiểm tra cũng như truy suất nguồn gốc hàng hóa bán tại chợ. Cách duy nhất là Ban quản lý chợ có thể kiểm tra được các hàng hóa này là bằng mắt thường. Chính vì thế nên Ban quản lý thường xuyên phối hợp, liên kết với các ban ngành chức năng lấy mẫu, kiểm tra, test nhanh để xác định mẫu rau, thực phẩm… có an toàn hay không.

Song để có kết quả mẫu kiểm tra phải mất đến 2 ngày nên khó khăn trong việc truy suất nguồn gốc. Hơn nữa, “khi có kết quả rau đó không an toàn thì rau cũng đã mang đi tiêu thụ rồi, thậm chí tiêu thụ ở đâu còn không biết”, ông Vinh chia sẻ.

Không chỉ vậy, theo ông Vinh, dù có xác minh được đây là rau an toàn của hợp tác xã Đông Anh, Gia Lâm hay bất kỳ một cơ sở nào khác bằng việc đi kiểm tra tại cơ sở nhưng vẫn không thể loại trừ khả năng bà con nông dân trà trộn rau không an toàn để bán. Tất cả cũng chỉ vì… lợi nhuận!

Đây không chỉ là vẫn đề của riêng chợ Minh Khai mà còn là tình trạng chung đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Vậy nên ngay cả những cửa hàng trưng biển quảng cáo thực phẩm sạch, các bà nội trợ vẫn cứ hoài nghi.

Cơ quan quản lý còn khó có thể kiểm soát được sản phẩm an toàn thì người tiêu dùng càng không có cơ sở nào để khẳng định đây là rau an toàn, thực phẩm an toàn… Người tiêu dùng chỉ có thể tin vào “lời quảng cáo” của chính những người bán hàng mà thôi.

Trông vào lương tâm?

Vấn đề an toàn thực phẩm chưa bao giờ “nóng” và được nhắc đến nhiều như lúc này. Chẳng thế mà Bộ NN&PTNT xác định năm 2016 là năm cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ này cũng đang tổ chức tuần lễ giới thiệu “nông sản an toàn” và công bố chương trình “địa chỉ xanh- nông sản sạch”. Bộ NN&PTNT cũng đã công bố 69 địa chỉ cung cấp sản phẩm nông sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi triển khai đợt cao điểm năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Xung quanh những động thái này có thể thấy, các cơ quan quản lý cũng rất sốt ruột trước vấn nạn mất vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay. Dường như đang nhan nhản những "thủ đoạn" được áp dụng như: sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chất tạo nạc, thuốc tăng trọng, thuốc “kích phọt”... miễn sao có lợi nhuận.

Việc công bố điểm an toàn là tốt tuy nhiên với nền sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay thì việc kiểm soát thực phẩm an toàn hay không an toàn còn là vấn đề khá nan giải. Lực lượng chức năng liệu có thể "dàn quân" để kiểm tra được hết hay không?

Câu chuyện thực phẩm an toàn có lẽ phải đặt hy vọng vào lương tâm. Vậy nên ý kiến ông Vinh: "Cái quan trọng nhất là đánh thức lương tâm của mỗi con người, giảm bớt cái ác làm cái thiện để phục vụ lợi ích cộng đồng, phục vụ lợi ích của chính mình”.

Đi kèm với việc kêu gọi lương tâm, ông Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm cho rằng, cần xử lý mạnh tay hơn đối với các hành vi vi phạm. Mặt khác, cần tăng cường công tác kiểm tra, phân tích, thí nghiệm thực phẩm an toàn. “Hà Nội tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu, phân tích nên hoàn toàn có thể tận dụng các cơ sở này để kiểm tra, kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm”, ông Mạnh khẳng định.

推荐内容