Thời gian qua,àNộiyêucầucậpnhậtđầyđủchínhxácchỉsốđánhgiáchấtlượngkhôngkhícúp đức tối nay ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã trở thành vấn đề nghiêm trọng được đông đảo dư luận quan tâm. Không những thế, nhiều con số đáng báo động về sự xấu đi của không khí tại Hà Nội cũng đã được nhiều tổ chức có uy tín đưa ra.
Cụ thể, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2016, nồng độ bụi mịn PM10 và PM2.5 trung bình ở Hà Nội cao gấp 5 lần mức trung bình được WHO khuyến cáo. Tại các giao lộ lớn, con số này có thể cao gấp 8 - 9 lần. Năm 2018, Hà Nội xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và 209 trong tổng số 3000 thành phố được xếp hạng về mức độ ô nhiễm bụi PM2.5.
Theo các chuyên gia về y tế, mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại hàng loạt thành phố lớn tại Việt Nam đã và đang cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người dân. Tình trạng ô nhiễm làm giảm tuổi thọ con người, góp phần gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm như bệnh tim, các bệnh liên quan tới hệ hô hấp và thậm chí là ung thư.
Việc tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng hen suyễn. Trung bình, tuổi thọ toàn cầu giảm 1,8 năm do ô nhiễm không khí. Theo WHO, tình trạng ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp lên đến 40%, hen suyễn 20%, nguy cơ ung thư phổi tăng 25% - 30% và nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi.
Trước thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng tới đời sống người dân, UBND TP. Hà Nội vừa chỉ đạo, các sở, ngành liên quan thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề ô nhiễm không khí tại thành phố Hà Nội.