Kể từ ngày Hà Nội bắt đầu tiêm Quinvaxem trở lại đến nay,êmvắcxintrẻnhậpviệnVìđâunênnỗxem bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh xôi lạc Bệnh viện Nhi T.Ư đã tiếp nhận tám bé có những phản ứng sau tiêm như sốt, phát ban ở chân, bụng hoặc ban đỏ toàn thân.
Vẫn rải rác phản ứng sau tiêm
Đặc biệt trong số này là một bé 10 tháng tuổi, tiêm văcxin Quinvaxem mũi 3 hôm 4-11 và có biểu hiện sốt, co giật liên tục từ tối cùng ngày. Sau khi được hạ sốt, cơn co giật vẫn không chấm dứt. Tuy nhiên, theo đánh giá của các bác sĩ khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi T.Ư, các xét nghiệm cho thấy phản ứng co giật, sốt của bé không liên quan đến văcxin mà do bệnh động kinh. Mặt khác, các phản ứng liên quan đến văcxin thường biểu hiện ngay ở mũi tiêm thứ nhất, trong khi trường hợp này đã tiêm đến mũi thứ ba. Hiện bé đã được chuyển lên điều trị tại khoa thần kinh, sức khỏe tiến triển tốt.
Tiêm vắc xin cho trẻ
Với tám trường hợp có phản ứng sau tiêm kể trên, tính chung ở 15 tỉnh thành đã triển khai tiêm văcxin Quinvaxem trở lại, có 89 trẻ phản ứng sau tiêm, trong đó tỉ lệ phản ứng mức nặng (tím tái, co giật) chiếm gần 20% số trẻ có phản ứng sau tiêm. Riêng về bé trai H.V.C. đã tử vong sau năm ngày tiêm văcxin Quinvaxem mũi 1, theo ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), “Sở Y tế Quảng Trị đã giải phẫu tử thi và đánh giá bé C. tử vong do viêm phổi, không liên quan tới văcxin”. Tuy nhiên, tính từ thời điểm tiêm văcxin ngày 5-11 đến khi bé khởi phát tình trạng quấy khóc, bỏ bú, sốt cao là 16 giờ, cần xem xét lại khả năng khám sàng lọc của trạm y tế xã nơi tiêm chủng cho bé dù báo cáo của Sở Y tế Quảng Trị cho rằng “cơ sở tiêm chủng làm đúng quy trình của Bộ Y tế”.
Không dễ sàng lọc?
Theo ông Phu, khó phân định bé C. mắc viêm phổi trước hay sau khi tiêm văcxin, nếu bé đã mắc trước khi tiêm nhưng bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng như sốt, ho... ở thời điểm tiêm ngừa thì khó phát hiện qua khám trước tiêm. Ông Phu nhận định các bệnh mãn tính như dị ứng, tim mạch dễ phát hiện hơn qua khám sàng lọc, còn các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi hay sốt xuất huyết thuộc nhóm khó phát hiện hơn.
Song, một chuyên gia Bộ Y tế cho rằng nếu từ thời điểm bé C. được tiêm chủng đến khi có biểu hiện bỏ bú, quấy khóc do viêm phổi (tức là bệnh chuyển nặng) là 16 giờ, thời điểm tiêm ngừa bé có thể có sốt hoặc viêm họng, viêm phế quản. Không thể nào bé ngay lập tức nhiễm bệnh là đã nhiễm viêm phổi thể nặng. “Rất nên xem xét khả năng khám sàng lọc của các cơ sở tiêm ngừa, nhiều trạm y tế vùng sâu vùng xa chỉ có y sĩ phụ trách nên có thể còn bỏ lọt bệnh khi khám sàng lọc”- chuyên gia này phân tích.
Trong khi đó, theo bác sĩ Phạm Lê Thanh Bình, trưởng khoa trẻ em lành mạnh Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM): “Hiểu đơn giản là khi tiêm văcxin, cơ thể tiếp nhận một “vật lạ” thì có thể bị một số phản ứng do chưa thích ứng được”. Bác sĩ Bình nói thêm phản ứng nguy hiểm nhất có thể bị sau khi tiêm là tình trạng sốc phản vệ (dị ứng thuốc), thường chỉ diễn ra sau khi tiêm khoảng 30 phút. Bác sĩ Bình cũng đặc biệt lưu ý: “Tiêm ngừa không chỉ tiêm văcxin phòng bệnh, mà còn là công tác khám bệnh cho trẻ, loại trừ đến mức thấp nhất những rủi ro trẻ có thể gặp phải khi tiêm do có những bệnh mà thời điểm bác sĩ khám chưa khởi phát nên không phát hiện được. Chỉ khi tiêm văcxin, có yếu tố kích thích vào bệnh mới có những biểu hiện”
|
Nhóm PV_TT