您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【trận eibar】Sắc lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ tác động đến người tị nạn tại Đông Nam Á ra sao? 正文

【trận eibar】Sắc lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ tác động đến người tị nạn tại Đông Nam Á ra sao?

时间:2025-01-25 06:03:37 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Biểu tình phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ. Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump trận eibar

sac lenh cam nhap canh cua my tac dong den nguoi ti nan tai dong nam a ra sao

Biểu tình phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ.

Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với người tị nạn đã chính thức tạm dừng mọi kế hoạch tái định cư của người tị nạn tới Mỹ. Theo ước tính của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHCR), sắc lệnh này có thể tác động trực tiếp lên 20.000 người. Phần lớn trong số 21,3 triệu người tị nạn trên toàn thế giới đã tìm được nơi tạm trú tại các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Liban, Iran, Ethiopia và Jordan. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ trong số này tìm cách tới Đông Nam Á để tránh qua đường Địa Trung Hải nguy hiểm thâm nhập vào châu Âu. Họ hy vọng được pháp luật công nhận là người tị nạn, từ đó có thể xin tái định cư tại Mỹ, châu Âu và Australia.

Phần lớn trong số 600.000 người tị nạn tại Đông Nam Á là những người đến từ Afghanistan và Myanmar. Các nước khác có số người tị nạn có thể kể đến như Trung Quốc, Ai Cập, CHDC Congo, Iran, Iraq, Pakistan, Palestine... Theo UNHCR, Thái Lan, Malaysia và Indonesia là 3 nước tiếp nhận đông người tị nạn nhất với khoảng 100.000 người tại Thái Lan, 150.000 người tại Malaysia và khoảng 14.000 người tại Indonesia. Chắc chắn con số này còn thấp hơn thực tế vì nhiều người tị nạn từ khu vực này không được đăng ký là người tị nạn đối với UNHCR.

Sắc lệnh của ông Trump khiến số người tị nạn Myanmar tại Thái Lan, những người đã được nhận tái định cư tại Mỹ bị dừng lại. Họ nằm trong số khoảng 80.000 người đã được chấp nhận tái định cư tại Mỹ theo chương trình của Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu từ năm 2005 và chấm dứt vào năm 2014. Giờ đây, số phận của những người này trở nên bấp bênh. Hơn nữa, ngay cả những người đã định cư tại Mỹ nhưng chưa nhận được quyền công dân cũng lo ngại liệu họ có thể tiếp tục được ở lại Mỹ và có thể đăng ký quyền công dân của mình hay không.

Tại Đông Nam Á, chỉ có Philippines và Campuchia đã ký Công ước về người tị nạn năm 1951. Điều này có nghĩa là các nước khác không thừa nhận những người xin quyền tị nạn là những người tị nạn và các nước này cũng không có bổn phận của quốc gia đối với những người tị nạn theo quy định của Công ước. Do vậy, dù các nước Đông Nam Á cung cấp nơi cư trú cho người tị nạn, họ chỉ có thể cung cấp sự hỗ trợ tối thiểu. Thực tế, cuộc sống của người tị nạn tại Đông Nam Á đầy những hạn chế và không chắc chắn. Nhiều người tị nạn bị bắt giữ và bị trục xuất. Họ bị hạn chế làm các công việc phù hợp với luật pháp và tiếp cận phúc lợi xã hội.

Theo bài viết, lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump gia tăng sự tổn thương đối với người tị nạn tại Đông Nam Á và trên toàn thế giới, đồng thời đóng cánh cửa để họ có thể bắt đầu một cuộc sống mới.